Lợn Nít, lợn ”căp nách”, lợn Mẹo, lợn Mít...mà đồng bào dân tộc nuôi thả vùng rừng đệm, trên nương rẫy, ....có phải lợn rừng không?
22/01/14 01:34PM

Lợn bản địa bé nhỏ, chậm lớn nhưng có phẩm chát thịt rất thơm ngon mà đồng bào dân tốc thường nuôi và được gọi bởi nhiều tên khác tùy vùng như lợn ”căp nách”, lợn Mẹo, lợn Mít...đều không phải là lợn rừng tuy chúng có đời sống chịu đựng kham khổ, tự kiếm ăn, sinh đẻ rất khéo tương tự như lợn rừng, song về mặt di truyền và các đặc điểm ngoại hình cơ bản cho thấy chúng không phải là lợn rừng thuần mà chỉ có thể là có nguồn gốc từ lợn rừng nhưng đã được con người thuần hóa lâu năm, pha tạp tạo thành nhiều dòng giống khá ổn định rồi.

         Lợn rừng thuần có đặc điểm nổi bật về lông chụm 3 chân 1 gốc và da rất dầy, chân cao, nhanh nhẹn, mắt tinh nhanh và khả năng nhạy cảm rất tốt. Lông dài, cứng và chụm để nhận và truyền nhanh chóng, đầy đủ nhiều thông tin trong môi trường về thần kinh trung ương nhưu tốc độ gió, nắng nóng, độ ẩm...Da dầy để hạn chế mức tổn thương khi phải lùng sục trong các bụi cây kiếm ăn, để tránh bị côn trùng đốt, để giảm thương tích khi phải đấu tranh chống trả với kẻ thù....thì những đặc điểm này ở lợn đã thuần dưỡng thường bị phai nhạt đi rất nhiều.

       Mặt khác, đa số các giống có trọng lượng không nhỏ lắm trong khi giống lợn Mít, lợn ”cắp nách”....thì khó có thể lớn hơn 25kg.

          Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào về nguồn gốc từng giống lợn này. Song bước đầu so sánh định tính thì các giống lợn kể trên không thể xếp cùng với các giống lợn đã và đang được nuôi ở Việt Nam và ở các nước khác.

 

(Nguồn: Bốn mươi nhăm câu hỏi đáp chăn nuôi lợn rừng / Đào Lệ Hằng . - H. : Hà Nội, 2010. - 145tr. ; 19cm. Đăng ký cá biệt: VB20102972, VB20082715, VB20082748)