Một số bệnh thường gặp và cách phòng trị bệnh cho tôm hùm.
19/05/22 02:25PM

1. Bệnh đóng rong:

* Nguyên nhân do các nguyên nhân sau:

- Ðộ trong của nước cao làm khả năng xuyên sâu ánh sáng lớn.

- Tôm ít hoạt động, kém ăn chậm lớn, chu kỳ lột xác chậm.

* Phòng bệnh:

- Che mát làm giảm độ trong của nước mà đặc biệt chú ý là vào mùa nắng nóng.

- Tăng sức đề kháng cho tôm bằng cách sử dụng thức ăn đủ về chất lẫn về lượng.

- Vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ, tạo môi trường thông thoáng, mật độ nuôi vừa phải.

* Trị bệnh:

- Bắt những con tôm bệnh tắm bằng formol với nồng độ 100-200ppm (1-2 ml formol/10 lít nước), trong thời gian từ 5-10 phút.

2. Bệnh đen mang, mòn đuôi, hoại tử các phần phụ:

* Tác nhân gây bệnh: Chủ yếu là do vi khuẩn mà nguyên nhân chủ yếu là do lồng nuôi bị dơ bẩn, môi trường nước bị ô nhiễm, tôm kém ăn sức khỏe yếu.

* Phòng bệnh: Thường xuyên vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ, tạo môi trường thông thoáng, tăng cường sức khỏe cho tôm bằng cách cho tôm ăn thức ăn đầy đủ cả về chất lẫn về lượng, ngoài ra còn có thể bổ sung thêm Vitamin C vào thành phần thức ăn của tôm với liều lượng từ 5-10g/kg thức ăn.

* Trị bệnh:

- Có thể tắm tôm bằng formol với nồng độ 100-200 ppm hoặc tắm tôm bằng sunfat đồng (CuSO₄) với nồng độ 1- 2 ppm(0,01-0,02g CuSO₄/10 lít nước) trong thời gian từ 5-10 phút.

- Sử dụng các loại thuốc kháng sinh như: N-300, Daitrim,.. trộn vào thức ăn với liều lượng từ 3-5 g/1kg thức ăn cho ăn liên tục từ 5-7 ngày.

3. Bệnh long đầu.

* Nguyên nhân:

- Chủ yếu là do độ mặn tại khu vực nuôi giảm thấp dưới 250/00 và kéo dài nhiều ngày.

- Ngoài ra vào mùa nắng nóng, nhiệt độ nước quá cao > 31˚C tôm nuôi cũng dễ xảy ra hiện tượng này.

* Phòng và trị bệnh:

- Ðặt lồng nuôi tại vị trí có độ mặn cao và tương đối ổn định. Di chuyển lồng nuôi đến vị trí có độ mặn cao hơn.

- Che mát cho tôm vào mùa nắng nóng, di chuyển đến vị trí có độ sâu cao.

 Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm:

Sau thời gian nuôi từ 12-15 tháng tùy vào cỡ giống, mật độ nuôi và mức độ đầu tư tôm có thể đạt khối lượng từ 1,2 kg/con trở lên ta tiến hành thu tỉa những con có khối lượng lớn, cứng vỏ, không mang trứng vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Phương pháp vận chuyển đến nơi tiêu thụ tương tự như cách vận chuyển tôm giống đến nơi thả nuôi.

(Nguồn: Kythuatnuoitrong.edu.vn)