- Tài liệu số (61,561)
- Sách, chuyên khảo, t.tập (28,896)
- Kết quả NCKH (9,734)
- Công bố KHCN (54,314)
- Ấn phẩm định kỳ (349)
- Bản đồ, bản vẽ (72)
- Tài liệu khác (29)
-
Hotline 2: 024 37245429
-
Hotline 1: 0912299556
-
Email: thuvien@mard.gov.vn
- Đang trực tuyến: 97
- Tổng lượt truy cập: 12.141.681
Chào bạn!
Có thể chó nhiễm bệnh
Parvovirus.
Có một số thông
tin về bệnh và phòng bệnh bạn tham khảo:
*
Mầm bệnh:
Họ Parvoviridae,
giống Parvovirus type 2.
*
Triệu chứng bệnh:
Thời gian nung bệnh
kéo dài từ 3-5 ngày, có có các biểu hiện như: ủ rũ, kém ăn, xù lông, giảm sự
linh hoạt, sau đó thường ngủ lịm, thỉnh thoảng ói mửa. Theo Trần Thanh Phong
(1999), bệnh thường xuất hiện dưới 2 thể:
*
Thể viêm ruột:
- Thể quá cấp: Thường
xuất hiện trên chó từ 1-2 tháng tuổi, chó mẹ mang thai hoặc chó con chưa được
tiêm phòng. Bệnh xảy ra đột ngột, chó chết trong vài giờ và không có biểu hiện
suy sụp thể trạng.
- Thể cấp tính:
Thường xảy ra trên chó 2-6 tháng tuổi, chó chưa được tiêm phòng hay tiêm phòng
không đúng quy định. Triệu chứng thường là chó chết sau 5-6 ngày kể từ khi nhiễm
bệnh, thú tiêu chảy có máu, ói mửa nhiều lần trong ngày, chân đi xiêu vẹo, giảm
thể tích máu và thường có bội nhiễm.
- Thể thầm lặng:
Thường xảy ra trên chó trưởng thành, chó nhiễm virus không thể hiện rõ các dấu
hiệu lâm sàng. Chúng ta chỉ có thể phát hiện bằng phương pháp huyết thanh học.
Tuy nhiên, những con chó mang bệnh này vẫn bài thải mầm bệnh ra môi trường và
có khả năng lây nhiễm.
Theo Bunch và Nelson
(1992), các triệu chứng thường có ở thể thầm lặng là: chó thường hay ói mửa,
lúc đầu có kèm theo thức ăn nhưng sau đó thì có dịch nhầy. Sau 12-24 giờ khi có
biểu hiện ói mửa, chó thường có triệu chứng kèm theo là tiêu chảy, màu phân
thay đổi từ màu vàng đến nâu đỏ. Trong các trường hợp bệnh nặng, phân thường có
máu tươi dẫn đến hạ huyết áp, suy giảm thân nhiệt và chết.
Hầu hết các trường
hợp tiêu chảy chó suy sụp rất nhanh do mất nước và chất điện giải. Chó con theo
mẹ còn có biểu hiện sốt, các trường hợp này chiếm tỷ lệ 50% các trường hợp bệnh.
Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của tiến trình bệnh chó thường sốt không cao nên
khó nhận biết (Bunch và Nelson,1982).
*
Thể viêm cơ tim:
Thể viêm cơ tim
thường xuất hiện trên chó nhỏ hơn 2 tháng tuổi, nhất là chó dưới 4 tuần tuổi.
Triệu chứng của thể này là chó con rên rỉ, chết nhanh từ vài phút đến vài giờ.
Những con chó khỏi bệnh thường có tiếng thổi của tim và rối loạn điện tâm đồ.
- Bệnh tích đại thể
Các bệnh tích đại
thể trên các cơ quan chó bệnh thường biểu hiện ở các cơ quan sau:
- Ruột: Phần bị tổng
thương nhiều nhất là tá tràng với các biểu hiện lòng ruột nở rộng, xung huyết
hay xuất huyết, thành ruột bị bào mỏng và bên trong thường chứa đầy máu, niêm mạc
ruột.
- Niêm mạc dạ dày
xuất huyết toàn bộ và hạch màng treo ruột triễn dưỡng, thủy thủng và xuất huyết.
- Gan sưng, túi mật
căn.
- Lách có hình dạng
không đồng nhất, bề mặt lách sần sùi.
- Viêm cơ tim và
thủy thủng phổi.
+ Bệnh tích vi thể
- Tế bào biểu mô
ruột hoại tử và bào mòn nhung mao ruột.
- Tim: Viêm, thủy
thủng hoại tử, hóa sợi, có thể phát hiện những thể vùi ái kiềm trong nhân tế
bào sợi cơ tim.
- Hạch bạch huyết:
Có sự hoại tử và tiêu hủy những tế bào lympho trong mãng Payer.
*
Điều trị:
- Bù đắp sự mất nước, cân bằng các chất điện giải
tùy theo mức độ tiêu chảy và ói mửa. Khi chẩn đoán có thể căn cứ vào các triệu
chứng lâm sàng như nếp gấp ở da, tính đàn hồi ở da, hỏm mắt, độ nhăn của lưỡi để
đánh giá sự mất nước của cơ thể. Nếu chó triệu chứng ói, không nên cấp nước qua
đường tiêu hóa mà tốt nhất là cấp qua đường máu hay dưới da. Liều tối thiểu là
40 -60 ml/ngày.
- Cần phải cung cấp
dung dịch muối sinh lý mặn, ngọt và các acid amin thiết yếu. Cần tăng cường chống
mất nước, cân bằng điện giải và cung cấp năng lượng.
- Liệu pháp kháng
sinh: Chúng ta dùng kháng sinh trong việc điều trị bệnh Parvovirus trên chó là
nhằm hạn chế những vi khuẩn cơ hội có trong đường ruột. Trong trường hợp chó có
triệu chứng ói mửa nặng và xuất huyết đường tiêu hóa chúng ta không sử dụng đường
uống để cung cấp kháng sinh. Ta có thể sử dụng kháng sinh có tính diệt hay kiềm
khuẩn để điều trị. Các kháng sinh thường dùng là norfloxacine, ampiciline,
trimethoprim kết hợp với nhóm sulfamid…
- Bảo vệ niêm mạc
ruột: Có thể dùng các chế phẩm
phospholugel, acpulgite… cho chó uống để bảo vệ niêm mạc ruột.
- Chống ói mửa: Để
chống ói mửa trên chó, chúng ta có thể dùng các chế phẩm như primperan,
atropin…
- Chống xuất huyết
đường tiêu hóa: Sử dụng vitamine K, dicynone, adrenoxyl… Tuy nhiên, việc sử dụng
vitamin K trong điều trị còn nhiều tranh cãi vì chó rất hiếm khi thiếu vitamin
K.
- Tăng cường sức đề
kháng bằng các bổ sung vitamine C, vitamine B complex…
Trong quá trình điều
trị nên hạn chế cho chó ăn nhằm hạn chế mất tác dụng của chất bảo vệ niêm mạc
ruột hay gây rối loạn khuẩn đường tiêu hóa. Sau 2-3 ngày, chó có thể được cho
ăn thức ăn mềm và dễ tiêu.
*
Phòng bệnh: Phòng bệnh bằng vaccine:
- Trên chó con: Tiêm vaccine lần đầu tiên vào
lúc 7-8 tuần tuổi, tiêm nhắc lại lần 2 sau 3-5 tuần, đồng thời định kỳ hàng năm
tiêm phòng trở lại.
- Trên chó mẹ chưa tiêm phòng, tiến hành tiêm
2 mũi. Mũi thứ nhất và mũi thứ hai cách nhau 3-5 tuần, sau đó hàng năm tiêm nhắc
lại.
- Các loại vaccin phòng bệnh Parvovirirosis:
Tetradog, Hexadog (hãng vibac-pháp) hoặc Erican.
Hầu hết các loại
vaccin trên được sử dụng từ dòng virus Cornell 780916, Chúng được truyền 115
qua môi trường tế bào và được đông khô, mỗi liều vaccine chứa tối thiểu 103
IDTC 50 virus.
Chúc bạn thành
công.
-
Xin hỏi quy trình nuôi tôm thâm canh-bán thâm canh? (24/12/21 03:26PM)
-
Xin hỏi cách chọn tôm bố mẹ? (24/12/21 03:17PM)
-
Xin hỏi kỹ thuật ương tôm càng xanh từ giai đoạn bột lên giống? (24/12/21 03:11PM)