Tại sao là bệnh ấu trùng dạng túi (Sacbrood) hại ong? Bệnh này có chữa trị được không? Cách chữa trị?
20/05/14 10:50AM

Bệnh Sacbrood gây hại do virus Thai Sacbrood. Đây là loại virus chỉ gây bệnh trên ong mà không gây bệnh cho các loài khác. Bệnh chỉ gây ra trên ấu trùng tuổi mới và nhộng ong mới vít nắp, ấu trùng bị bệnh đầu nhọn nhô lên khỏi lỗ, khi ấu trùng chết hoàn toàn thân ấu trùng biến thành một túi nước lỏng trong suốt hoặc vàng nhạt, ấu trùng bệnh không có mùi thối và khi chết khô thành vẩy cứng. Do vậy người ta gọi bệnh này là bệnh ấu trùng dạng túi (theo hình dạng túi nước của ấu trùng bệnh). Còn gọi là ấu trùng nhọn đầu (theo hình dạng đầu ấu trùng bị bệnh nhô cao lên trên lỗ tổ ong).

Bệnh ấu trùng dạng túi trên ong là một bệnh rất nguy hiểm đối với ong nội địa (April Cerana). Khả năng lây nhiễm của loại virus này rất lớn. Một con ấu trùng bị bệnh có thể lây nhiễm cho 3.000 con ấu trùng khác, 1mg dịch chứa virus này có thể gây bệnh cho toàn bộ ấu trùng của 1.000 đàn ong.

Bệnh ấu trùng dạng túi thường làm hại các đàn ong Vit Nam vào mùa thu ở miền Bắc và tháng 7, tháng 8 ở miền Nam.

Nếu người nuôi ong không làm tốt công tác quản lý, chăm sóc và thường xuyên kiểm tra các đàn ong của mình để cho ong bị bệnh thì nguy cơ lây nhiễm nhanh của bệnh có thể trở thành dịch bệnh ong trong một tỉnh, một vùng, thậm chí là trong toàn ngành ong.

Bnh ấu trùng dạng túi hại ong do virus gây ra nên chưa có thuốc đặc trị, các loại kháng sinh không có tác dụng. Vì vậy đối với bệnh này người nuôi ong cần áp dụng biện pháp phòng bệnh là quyết định và làm sạch virus trong đàn ong khi phát hiện ấu trùng ong bắt đầu nhiễm bệnh.

Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là xây dựng đàn ong thật mạnh, đông quân, thức ăn đầy đủ và chúa trẻ đẻ tốt. Thường xuyên kiểm tra ong để phát hiện kịp thời khi ong mới bị bệnh.

Biện pháp làm sạch virus trong đàn ong khi phát hiện có bệnh hại tốt nhất là tạo cho đàn một thời gian không tổ không có ấu trùng, nghĩa là không có thc thể cho virus phát triển và gây bệnh. Cách tốt nhất là cắt bỏ phần bánh tổ chứa mật, đồng thời nhốt chúa, không cho chúa đẻ trong 7-10 ngày. Làm được cách này thì ấu trùng có virus đã bị loại, còn virus ở các ong trưởng thành thì do không phải cho ấu trùng ăn mà virus quá thời gian tồn tại, không gây bệnh cho ấu trùng chúa đẻ sau 25 - 27 ngày (virus chỉ tồn tại được 3 tuần). Sau cách xử lý này đàn ong đã được làm sạch virus, ong chúa lại đẻ và đàn ong phát triển, đi làm bình thường, nếu không cần nhốt chúa mà thay luôn mũ chúa mới cho đàn thì trong thời gian chúa chuẩn bị nở và đi giao phối cũng đủ thời gian để làm sạch virus trong đàn ong.

(Nguồn: Một trăm câu hỏi đáp nuôi ong lấy mật/ Phan Đức Nghiệm.-H.: Khoa học tự nhiên và công nghệ, 2010.- 136tr., 19cm.-Đăng ký cá biệt: VB20103071)