Cấu tạo của ong chúa, ong đực có gì khác với cấu tạo của ong thợ?
20/05/14 09:14AM

Do chức năng và nhiệm vụ của ong chúa và ong đực nên cấu tạo của chúng cung có thay đổi cho phù hợp. Khác với ong thợ, ong chúa và ong đực đều không tự kiếm ăn được mà hoàn toàn phải nhờ vào ong thợ đút mớm, nên các cơ quan ở miệng không thích nghi với việc hút mật hoa.

Ong chúa, ong đực không phải đi lấy phấn hoa nên cấu tạo đôi chân thứ 3 không có giỏ đựng phấn như ong thợ.

Ngoài ra người ta còn biết ong chúa tiết ra một chất đặc biệt nhằm thu hút và điều khiển đàn ong thợ làm việc (chất Acidtrans - 9 - oxo - deca - enolic) nhưng chưa biết nó tiết ra từ đâu trong cấu tạo của ong chúa. Chắc chắn khả năng này không có ở ong thợ và ong đực.

Riêng về cấu tạo bộ phận sinh dục mỗi con mỗi khác. Ong chúa chuyên đẻ trứng suốt đời, mỗi ngày có thể đẻ 1.000 - 2.000 trứng trở lên, buồng trứng lớn và phát triển. Còn ong thợ buồng trứng bị teo nhỏ lại, khả năng chỉ đẻ được 28 trứng và trứng không được thụ tinh nên chỉ nở ra ong đực. Cơ quan sinh dục của ong đực gồm hai tinh hoàn, 2 ống dẫn tinh đến túi tinh dịch, 2 hạch phụ, một ống phóng tinh và một dương vật. Tinh hoàn của ong đực có thể tạo ra được từ 10 triệu đến vài trăm triệu tinh trùng.

 (Nguồn: Một trăm câu hỏi đáp nuôi ong lấy mật/ Phan Đức Nghiệm.-H.: Khoa học tự nhiên và công nghệ, 2010.- 136tr., 19cm.-Đăng ký cá biệt: VB20103071)