Cho tôi hỏi bỏ phân kali cho cây cà phê thời kì nào thì tốt và nên bỏ như thế nào?
30/12/21 09:32AM

Cà phê là cây có nhu cầu dinh dưỡng cao, trong đó cao nhất là kali sau đó là đạm. Lượng dinh dưỡng cà phê lấy đi phụ thuộc vào loài, giống và đất trồng.

Nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê: Với cà phê vối, trung bình để có 1 tấn nhân, cây đã lấy đi theo quả 34,2kg N + 6,1kg P₂O₅ + 46,9kg K₂O + 4,1kg MgO + 4,3kg CaO và các trung vi lượng khác. Do đó đối với cây cà phê, kali có vai trò rất quan trọng trong tăng năng suất và giảm tỷ lệ chết nhánh do sinh lý. Kali không bón riêng lẽ mà kết hơp với các dưỡng chất khác nhằm tiết kiệm lao động

Năng suất của cây cà phê đạt từ 5-7 tấn nhân/ha, ổn định qua nhiều năm nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và được chăm sóc theo đúng cách.

Quy trình bón phân cho cây cà phê: (Bón phân cho cà phê kinh doanh-Lượng bón tính cho 1ha)

* C1: Bón phân NPK cho cây cà phê

- Đợt 1 (Bón vào đầu mùa mưa, khi mưa đã đều): 500-700 kg phân NPK 16-8-16.

- Đợt 2 (Bón vào giữa mùa mưa): 700-800 kg phân NPK 16-8-16.

- Đợt 3 (Bón vào gần cuối mùa mưa, trước khi chấm dứt mưa ít nhất là 20 ngày): 800-1000 kg phân NPK 16-8-16.

- Đợt 4 (Bón vào đầu mùa khô khi tưới đợt 1 hoặc 2): 200-300 kg phân NPK 20-5-6 kết hợp với đợt tưới nước 1.

- Đợt 5 (Bón vào gần cuối mùa khô khi tưới đợt 3 hoặc 4): 200-300 kg phân NPK 20-5-6 kết hợp với đợt tưới nước 2.

* C2: Bón phân đơn (Đạm SA, DAP, Kali Sunphat) cho cây cà phê

- Đợt 1 (Bón vào đầu mùa mưa, khi mưa đã đều): 310-430kg Đạm SA; 80-120kg DAP; 160-230kg Kali Sunphat.

- Đợt 2 (Bón vào giữa mùa mưa): 430-490kg Đạm SA; 120-135kg DAP; 230-270kg Kali Sunphat.

- Đợt 3 (Bón vào gần cuối mùa mưa, trước khi chấm dứt mưa ít nhất là 20 ngày): 490-610kg Đạm SA; 130-170kg DAP; 260-330kg Kali Sunphat.

- Đợt 4 (Bón vào đầu mùa khô khi tưới đợt 1 hoặc 2): 180-260kg Đạm SA; 20-30kg DAP; 20-30kg Kali Sunphat kết hợp với đợt tưới nước 1.

- Đợt 5 (Bón vào gần cuối mùa khô khi tưới đợt 3 hoặc 4): 180-260kg Đạm SA; 20-30kg DAP; 20-30kg Kali Sunphat kết hợp với đợt tưới nước 2.

Nếu năng suất vườn cà phê cao hơn mức 4 tấn nhân/ha thì cần bón tăng thêm từ 10-20% lượng bón ở mỗi lần bón trong quy trình trên.

Cách bón: Trộn đều các loại phân bón với nhau trước khi bón, đào rãnh nông quanh tán, rải phân xuống rãnh lấp đất để giảm bớt thất thoát phân bón. Các tàn dư của cà phê như lá rụng, lá non do tỉa cành, vỏ quả cần được vùi lấp trả lại cho đất.

Bón phân trong năm đầu trồng mới:

Trong giai đoạn này bà con cần chú ý bón thúc bằng ure và kali để cây sinh trưởng khỏe. Trộn lẫn phân lân với phân chuồng hoặc phân vi sinh để bón lót cho cây. Trong giai đoạn này cân không cần nhiều lân nên bà con có thể sử dụng phân đơn để tăng khả năng sinh trưởng cho cây.

Cách bón: Đầu tiên cần đào một rãnh nhỏ cách gốc từ 15 đến 20 cm sau đó bón hỗn hợp phân đã trộn hoặc phân NPK vào rãnh sâu từ 3 đến 5 cm, lấp đất lại và tưới nước vừa đủ để phân tan vào đất.

Bón phân hóa học từ năm thứ 2 trở đi.

Tùy vào khả năng sinh trưởng và địa hình của cây cà phê bà con nên tạo bồn để dễ dàng tưới nước và bón phân hợp lý. Đối với phân vô cơ cần rải phân vào hố theo đường tròn hoặc hai bên mép bồn.

Nếu trong điều kiện khô hạn và chưa thể tưới nước ngay có thể trộn phân với tầng đất mặt hoặc lấp đất ngay khi bón. Ngay sau làm sạch cỏ dại bà con có thể trộn lẫn phân N và K để rải trên mặt đất để tăng hiệu quả sử dụng của phân bón.

Phân lân cần được bón riêng vì giai đoạn này cây vẫn chưa cho trái.

(Nguồn: bannhanong.vn)