Chôm chôm bị một chứng bệnh gây hại trái rất nặng, cụ thể như sau: nếu trái còn non đã bị bệnh thì trái không phát triển được, bị biến dạng sau đó bị khô, nếu trái đã lớn mới bị bệnh thì trái không tiếp tục lớn được, bên trong trái không có cơm, gai ngắn, đổi dần sang màu đen và bị khô. Xin cho biết đó là chứng bệnh gì? Có cách nào để phòng trị chúng?
05/01/14 03:18PM

   Qua triệu chứng mà bạn mô tả, thì bệnh "râu kẽm" hại chôm chôm chính là bệnh phấn trắng do nấm Oidium sp. gây ra.

   Bệnh này còn gây hại trên cả đọt non, lá non và cả trên chùm bông nữa. Tuỳ theo thời điểm mà chúng gây hại ở bộ phận nào nhiều hơn. Tuy nhiên thể hiện rõ nhất và ảnh hưởng nhiều nhất đến năng suất thường vẫn là khi chúng gây hại trên bông và trái.

   Bệnh này có liên quan rất chặt chẽ với ẩm độ không khí. Thường thì cây ra bông kết trái vào các tháng 1 và 2 dương lịch, thời tiết lúc này lại thường sang khô và đeo bám ngay trên chùm.

   Với những trái khi lớn mới bị bệnh tấn công (bệnh tấn công trễ) hoặc những trái bị nhiễm bệnh nhẹ thì trái không lớn được do trái không có cơm (bị lép) hoặc cơm ít và gai không phát triển được rồi chuyển sang màu nâu đen, vì thế bà con nhà vườn thường gọi bệnh này bằng một cái tên rất hình tượng đó là bệnh "Râu kẽm". Trên vết bệnh có một lớp phân màu trắng xám phủ cả gai và phần xanh của trái. Nếu bị hại nặng có thể toàn bộ các trá i bị một lớp phấn dơ bao phủ, chóp gai bị thối đen, trái bị thối ảnh hưởng nghiệm trọng đến năng suất và thu nhập của nhà vườn.

   Qua quan sát thực tế cho thấy những vườn chôm chôm trồng quá dầy, cây giao tán nhiều, tàn lá xum xuê rậm rạp, làm cho vườn cây bít bùng không thông thoáng, làm cho ẩm độ không khí trong vườn cây cao, thường bị bệnh gây hại rất nặng so với các vườn khác và cũng rất khó phòng trừ.

   Về phòng trị các bạn có thể áp dụng một số biện pháp chính sau đây:

-         Trồng với khoảng cách vừa phải, không quá dầy (phải tính toán làm sao khi cây trưởng thành chúng không giao tán đan xen với nhau). Đồng thời sau mỗi vụ thu hoạch phải tiến hành cắt tỉa bớt các cành vượt, cành bị sâu bệnh, cành đã cho trái, cành bên dưới tán lá, cành giao nhau... Làm cho cho vườn cây luôn thông thoáng, hạn chế bớt ẩm độ trong vườn, tạo môi trường không thuận lợi cho nấm phát sinh, phát triển và gây hại. Đây có thể được coi là một biện pháp quan trọng hàng đầu trong việc phòng ngừa bệnh.

-         Thường xuyên kiểm tra thu gom những bộ phận đã bị bệnh (đọt, lá, hoa, trái) đem tiêu huỷ để tránh bệnh lây lan.

-         Từ khi đọt lá non ra rộ trở đi đến khi trái lớn phải thường xuyên kiểm ưa vườn cây để phát hiện sớm và phun thuốc diệt trừ bệnh ngay, đừng để bệnh gây hại nặng trên diện rộng mới can thiệp thì sẽ rất tốn kém mà kết quả phòng trừ cũng không cao.

   Về thuốc có thể sử dụng một trong những loại thuốc sau đây: Topsin-M 50WP/70WP, Ridomil MZ 72WP/ BTN, Cantop-M 72WP/5SC, Bonaza 100SL, Bavistin 50FL/SC, Benlate 50WP... về cách sử dụng thuốc nên đọc kỹ hướng dẫn có in sẵn trên bao bì. Và nhớ phải bảo đảm dứng thời gian cách ly của thuốc.

(Nguồn: Hỏi đáp về phòng trừ dịch hại cây trồng. Quyển 5: Cây ăn trái / Nguyễn Danh Vàn.- Tp.HCM: Tổng hợp, 2008. - 154 tr.; 20,5cm.- Đăng ký cá biệt: VB20103123)