Đoạn roi tre nào sẽ ra măng, dài bao nhiêu sẽ ra măng?
14/05/14 09:52AM

Roi tre mới mọc thường có màu vàng, mô non, hàm lượng dinh dưỡng và nước rất cao, thân roi được bao bọc bới một lớp bẹ ngoài, đoạn ngọn  không ra roi cũng không ra măng. Sau 1 năm bẹ roi khô rữa, màu roi sẫm dần, thành màu vàng đồng thau, mô thoi dần dần thành thục, chồi bên phát triển hoàn toàn, rễ roi nhiều, sinh trưởng mạnh, hình thành một hệ thống roi khỏe mạnh. Tuổi roi loài Trúc sào thường 3-6 năm, các loài tre nhỏ thường 2-4 năm. Dinh dưỡng roi tre rất phong phú, khả năng ra chồi măng rất mạnh. Tre non và tre khỏe thường mọc từ roi khỏe. Tùy theo tuổi tăng lên, màu roi dần dần đổi thành màu nâu hoặc nâu sẫm. Nước và dinh dưỡng thân roi giảm xuống nhiều, chôi bên dần dần mất khả năng nẩy chồi, roi tre bước vào kỳ già. Sinh trưởng roi mới cũng giảm xuống. Cho nên để bảo đảm tăng sản măng phải đào bỏ roi tre già.

Độ dài của roi tre dưới đất thương không như nhau, đoạn roi dài dinh dưỡng tốt, bộ rễ phát triển, chồi bên mập, thân roi mập, dinh dưỡng phong phú, nhưng đoạn không roi ra càng dài, số măng nhiều, độ dài roi ra măng khoảng 1-2m. Cho nên phải có biện pháp khống chế, tránh để roi tre quá dài, điều tiết phân phối dinh dưỡng cho măng.

(Nguồn: Hỏi đáp về kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến tre: Bản dịch từ tiếng Trung Quốc/ Trần Văn Mão, Trần Ngọc Hải, Vũ Văn Dũng, Vũ Văn Cần: biên dịch và hiệu đính.-H.: Nông nghiệp, 2006.- 213 tr.: ảnh minh họa.-: Đăng ký cá biệt: VB20082443, VT20094106)