Gia đình tôi trồng cà chua. Hiện nay đang bắt đầu ra hoa. Nay có hiện tượng cây bị chết. Trên thân xuất hiện các vết đen loang loang như vết dầu. Vậy tôi muốn hỏi cà chua nhà tôi bị bệnh gì có thể chữa được không?
12/11/20 10:41AM

Trước hết bạn mang mẫu cây bệnh đến Chi cục Bảo vệ Thực vật nhờ giám định để biết được nguyên nhân chính xác và đưa ra hướng phòng trừ hiệu quả. Do thiếu hình ảnh nên khó chẩn đoán. Qua mô tả của bạn, có khả năng cây bị bệnh sau:

1. Bệnh héo xanh cà chua do vi khuẩn (Ralstonia solanacearum):

* Triệu chứng gây hại:

a, Triệu chứng bệnh héo xanh vi khuẩn làm cây chết nhưng lá vẫn còn xanh.

- Cây đang xanh tốt bình thường thì bị héo đột ngột trong khi lá vẫn còn xanh. Hiện tượng héo xảy ra ban ngày khi trời nắng, ban đêm cây tươi lại, sau 2 – 3 ngày cây không hồi phục được nữa và chết hẳn.

- Nếu bệnh xảy ra chậm, nhiều rễ phụ khí sinh mọc ra dọc trên thân. Rễ và thân thối mềm. Cắt ngang thân thấy mạch dẫn bị nâu đen, để vào trong cốc nước trong sẽ thấy những giọt dịch vi khuẩn màu trắng đục chảy ra.

* Phát sinh gây hại:

- Vi khuẩn có thể tồn tại trong tàn dư cây bệnh trên 6 tháng, trong đất trên 1 năm.

- Bệnh phát triển mạnh và lây lan nhanh trong điều kiện nhiệt độ cao (30-35oC), chết ở 52oC trong 10 phút.

- Vi khuẩn lưu tồn trong hạt giống cây bị nhiễm bệnh, trong đất, trong tàn dư cây trồng, cỏ dại; lan truyền qua hạt giống, côn trùng, dụng cụ lao động, …

- Bệnh gây hại trên nhiều loại cây trồng như cà chua, ớt, khoai tây…

- Vi khuẩn xâm nhập cây trồng qua vết thương sây sát trên rễ, thân. Sau khi xâm nhập vào cây trồng, chúng tấn công vào mạch dẫn của cây và di chuyễn theo mạch dẫn làm hư bó mạch và làm cho cây không thể vận chuyển nước và dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng héo và chết. Nhưng nếu trên thân và trái có vết loét lại do vi khuẩn Clavibacter michiganensi

b, Bệnh loét thân và trái do vi khuẩn Clavibacter michiganensi:

* Biện pháp phòng trừ:

- Vệ sinh đồng ruộng, thu gom, tiêu hủy tàn dư cây bị bệnh.

- Cày, phơi đất, bón vôi cho đất trước khi trồng.

- Trồng giống kháng, giống sạch bệnh.

- Xử lý hạt giống trong nước nóng 50oC trong 25 phút.

- Bón phân cân đối, tăng cường sử dụng phân hữu cơ hoai mục, phân hữu cơ vi sinh.

- Trong quá trình chăm sóc hạn chế làm sây sát, tổn thương cho cây.

- Nhổ, tiêu hủy cây bệnh.

- Luân canh với cây trồng khác họ, không luân canh với cây họ cà như ớt và khoai tây.

- Phun thuốc trừ vi khuẩn để ngừa bệnh (đối với cây chưa chết). Cần phát hiện sớm dùng các loại thuốc dưới đây có thể hạn chế được bệnh. Avalon 8WP pha 25gam thuốc cho bình 16 lít nước, phun 4 bình cho 1000 m2 nếu bệnh nặng phun lặp lại sau 3 ngày, có thể dùng tưới vào gốc. Miksabe 100WP Pha 20 gam thuốc cho bình 16 lít nước, phun 4-6 bình cho 1000 m2. Phun khi bệnh chớm xuất hiện tránh phun khi trời nắng nóng hay mưa nhiều thời gian cách ly 5 ngày. Actinovate 1 SP. Pha 10gam thuốc cho bình 16 lít nước, phun cho 500 m2, phun lặp lại sau 1 tuần, thuốc có thể phối trộn với các thuốc trừ sâu và trừ bệnh thông thường trừ những thuốc gốc đồng, không khuyến cáo phối trộn với các thuốc trừ vi khuẩn khác. Thời gian cách ly 1 ngày. Cũng có thể dùng các thuốc khác như Stepguard, Kasuran, Kasumin…

2. Bệnh vàng lá thối rễ do nấm Fusarium oxysporium

* Triệu chứng bệnh

- Bệnh thường gây hại trên cây đã trưởng thành hoặc đang mang trái. Đầu tiên là các lá ngọn bị héo vào buổi trưa, và tươi lại vào buổi chiều mát, sau vài ngày cây bệnh chết hẳn không còn khả năng hồi phục.

 - Cây vàng lá chết cây do nấm Fusarium oxysporium

* Tác nhân gây bệnh

- Bệnh do nhiều tác nhân gây ra.

- Nếu cây chết nhanh và ta quan sát ở gốc nơi mặt đất thấy thân cây tóp nhỏ lại và đôi khi có lớp tơ mỏng màu trắng bao phủ là do nấm Fusarium oxysporum, Fusarium sp… Các lá già khi cây chết có màu vàng và khô.

- Nhưng nếu cây bị héo khô, ở gốc thân có tơ trắng lại do nấm Sclerotium rolfsii. Nếu cây chết chậm hơn, quan sát phần gốc cây vẫn bình thường, nhổ cây lên tách phần vỏ ra ta thấy có những sọc đen chạy dọc theo thân là do vi khuẩn Pseudomonas solanacaerum Smith làm nghẽn mạch nhựa.

* Biện pháp phòng trị

- Đối với vi khuẩn, nhổ và tiêu hủy cây bị bệnh, dùng vôi bột hoặc Copper zinc 85 WP rãi vào đất nơi cây đã nhổ và trộn đều. Khi cây mới chớm bệnh có thể phun Kasumin 0,2 - 0,5%, Starner 20 WP.

- Đối với nấm nên phát hiện sớm, phun thuốc ngừa hoặc trị bằng Copper B 75 WP, Carban 50SC,.. với nồng độ 0,2 - 0,4%. Ngoài ra có thể tưới thuốc sinh học Trichoderma.

(Nguồn: Bạn nhà nông)