Ngọn roi tre mỗi năm mọc dài được bao nhiêu? Có quan hệ gì với măn được mùa và năm mất mùa?
14/05/14 09:52AM

 Ngọn roi có khả năng xuyết đất rất mạnh. Roi tre xuyên ngang dọc trong đất chủ yếu là dựa vào ngọn roi, Mô phân sinh ngọn roi không ngừng hình thành đôát mới, kéo dài độ dài đốt từ đó thúc đẩy ngọn roi hướng về phía trước. Trong điều kiện đất tốt, tươi xốp, ẩm ngọn roi sinh trưởng rất nhanh, mỗi ngày đêm có thể mọc được 3cm, mỗi năm có thể mọc được 5-6cm. Hướng xuyên trong đất thường ít biến đổi, không chỉ đốt roi dài mà thân roi cũng to hơn có lợi cho việc mọc măng, mọc roi. Nhưng đất chặt, khô, nghèo dinh dưỡng, hướng roi thay đổi nhiều, ngọn roi mọc chậm, phân bố nông, chồi bên nhỏ cây mọc lên bé. Điều này chứng tỏ sinh trưởng ngọn roi liên quan đến quá trình chăm sóc quản lý. Cho nên cần căn cứ vào quy luật sinh trưởng của roi để tiến hành cuốc xới đất, cày sâu, để xúc tiến sinh trưởng ngọn roi.

Sinh trưởng ngọn roi còn liên quan mật thiết với năm được mùa và năm mất mùa, bởi vị sinh trưởng ngọn roi chỉ mạnh nhất vào các tháng 6-7 và liên quan đến sự mọc măng. Trong rừng Trúc sào, năm được mùa măng, lượng sinh trưởng của roi nhỏ, năm mùa mùa lượng sinh trưởng ngọn roi lớn. Nói chung khi tre ra cành lá, rừng tre bước vào năm mất mùa măng, ngọn roi bắt đầu sinh trưởng, tháng 8-9 sinh trưởng mạnh cho đến tháng 11, đền mùa xuân năm sau khi thay lá tre bước vào năm được mùa, lại từ chồi bên của gần ngọn roi mọc lên roi mới, tiếp tục sinh trưởng tháng 6-7 bước vào thịnh kỳ, đến tháng 8-9 lại do việc ra chồi măng nên ngừng sinh trưởng không sai khác nhau mấy, rừng tre mọc tản không có sự khác biệt năm mất mùa và được mùa như các loài trúc. Một số tre mọc tản roi tre cuối mùa thu mọc chậm lại, mùa đông ngủ nghỉ, đến năm sau tre mới hình thành ngọn roi lại tiếp tục sinh trưởng đồng thời bộ phận thân roi mọc chồi bên và hình thành roi mới.

Sự tiêu hao dinh dưỡng cho roi tre sinh trưởng là do nối liên thân mẹ, kỳ roi tre sinh trưởng mà chặt hay đào đi gây ra tổn thương lớn về dinh dưỡng, không chỉ ảnh hưởng đến sinh trưởng ngọn roi, thậm chí còn làm cho ngọn roi khô héo và chết. Cho nên, mùa chặt cây nhất thiết phải tránh thời gian thịnh kỳ sinh trưởng roi tre tháng 6-7, khi cày, xới xáo, đào măng cũng phải tránh không để roi tre bị thương, không được đào đứt roi tre.

(Nguồn: Hỏi đáp về kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến tre: Bản dịch từ tiếng Trung Quốc/ Trần Văn Mão, Trần Ngọc Hải, Vũ Văn Dũng, Vũ Văn Cần: biên dịch và hiệu đính.-H.: Nông nghiệp, 2006.- 213 tr.: ảnh minh họa.-: Đăng ký cá biệt: VB20082443, VT20094106)