Vì sao Bương, Luồng là loài tre đa tác dụng và đa chức năng?
19/05/14 02:59PM

Bương, Luồng là loài tre được trồng để lấy than và măng là chính. Thân bương, luồng có thể dùng làm gỗ thanh. Hai loài trên là những loài lâm sản ngoài gỗ đa tác dụng, phạm vi dùng rộng, sinh sản nhanh, bộ rễ phát triển, mọc bên sông, xung quanh hồ chứa nước, chân dốc núi, hai bên đường vườn. Luồng và Bương có tác dụng giữ đất, chống xói lở, điều tiết nước, khí hậu, làm sạch không khí, đẹp môi trường. Nói chung sau 3 năm khi trồng có thể mọc măng; mỗi bụi có thể thu hoạch khoảng 20-50 kg, và kỳ ra măng dài, chất lượng măng tốt, giòn, ăn ngon, dinh dưỡng phong phú; có tác dụng giải nhiệt, hạ huyết áp, giảm béo. Lá, thân, măng Bương, Luồng còn có tác dụng dùng làm thuốc chữa bệnh. Do mùa hè và thu sản sinh nhiều măng, có thể điều tiết cung ứng mùa hiếm rau. Căn cứ vào sự xác định của các nhà khoa học Trung Quốc trong măng Bương, Luồng có đường, protein, tinh bột, vitamin A, B, C và các nguyên tố Fe, P, Ca. Chúng là những món rau quý của mùa hè và mùa thu, lại là loại thực phẩm bổ, măng tươi có thể gia công chế biến thành măng hộp, sợi măng, măng khô, Thân Bương, Luồng có thể làm gỗ kiến trúc, vật liệu đan lát và nguyên liệu giấy cao cấp, chúng có thể gia công thành ván ép, văn thanh và công nghệ phẩm. Cho nên có thể nói toàn thân Bương, Luồng đều rất quý; phát triển Bương, Luồng đều có hiệu ích kinh tế, hiệu ích sinh thái và hiệu ích xã hội va có hiệu quả lâu dài bền vững. Các loài tre mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc làm tăng nhanh sự phát triển kinh tế nông thôn, cung cấp nguồn thức ăn cho toàn dân, tăng thu nhập cho nông dân, phòng trừ được xói mòn đất, đất lở, nâng lòng các sông, hồ và lục hóa đất nước.

(Nguồn: Hỏi đáp về kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến tre: Bản dịch từ tiếng Trung Quốc/ Trần Văn Mão, Trần Ngọc Hải, Vũ Văn Dũng, Vũ Văn Cần: biên dịch và hiệu đính.-H.: Nông nghiệp, 2006.- 213 tr.: ảnh minh họa.-: Đăng ký cá biệt: VB20082443, VT20094106)