Kỹ thuật nhân trồng cây sâm Lai Châu
03/12/21 04:01PM
Phạm Quang Tuyến, Nguyễn Quang Hưng, Trịnh Ngọc Bon, Trần Thị Kim Hương. - H. : Nông nghiệp, 2020. - II, 76tr. ; 21cm. ISBN: 9786046033066

Lai Châu có diện tích rừng chiếm 50% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, thuộc loại rừng nhiệt đới, có nhiều cánh rừng già, nguyên sinh với quần thể thực vật phong phú, đang dạng về loài. Đặc biệt, có nhiều lâm sản tự nhiên quý hiếm, nhất là dược liệu; trong đó, gồm cả cây sâm.

Sâm Lai Châu có tên gọi khác là tam thất Mường Tè, tam thất đen, tam thất đỏ, phân bố trên núi Pu Si Lung, Pu Sam Cáp. Loại cây này có hàm lượng hoạt chất quý tương đương với sâm Ngọc Linh. Tuy nhiên, sâm Lai Châu đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do khai thác tự phát và chưa hình thành các khu sản xuất tập trung. Việc áp dụng khoa học và công nghệ vào gieo trồng, khai thác và chế biến cây sâm chưa tương xứng với giá trị, tiềm năng.

Tài liệu do Viện Nghiên cứu Lâm sinh - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam phát hành. Tài liệu là cẩm nang giúp đồng bào các dân tộc tỉnh Lai Châu biết cách nhân giống bằng hạt, bằng đầu mầm củ; biết cách trồng, chăm sóc cây sâm Lai Châu dưới tán rừng hay ở vườn có mái che.