Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen và giống thủy sản năm 2015
15/02/19 03:24PM
Thủy sản

Tên đề tài: Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen và giống thủy sản năm 2015

Tổ chức chủ trì: Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trần Thế Mưu

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Hoàng Nhật Sơn, ThS. Võ Văn Bình, ThS. Nguyễn Hữu Thanh, TS. Nguyễn Thị Thanh Thùy, TS. Nguyễn Quang Hùng

Thời gian thực hiện: 1/2015-12/2015

Kinh phí thực hiện: 2.570 triệu đồng

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài xác định được một số khu vực phân bố của 9 nguồn gen thuỷ hải sản và phương pháp vận chuyển, thuần dưỡng, giá trị của các nguồn gen. Nghiên cứu điều tra, khảo sát và thu thập bổ sung 9 nguồn gen thuỷ hải sản, bao gồm: cá măng (Elopichthys bambusa Richarson,1844), cá hỏa (Sinilabeo tonkinensis, Pellegrin & Chevey,1936), cá song dẹt (Epinephelus bleekeri Vailant, 1878), cá song da báo (Plectropomus leopardus Lacepede,1802), cá vồ cờ (Pangasius sanitwongsei), cá hổ sọc nhỏ (Datnioides undecimradiatus), cá sửu (Boesemania microlepis), cá mú cọp (Epinephelus fuscoguttatus) và hải sâm vú (Holothuria nobilis).

Đề tài thực hiện lưu giữ và tư liệu hóa hồ sơ 11 nguồn gen vi tảo làm thức ăn cho các đối tượng thủy sản nuôi.  Đồng thời bảo tồn, lưu giữ an toàn và sắp xếp cơ sở dữ liệu 43 nguồn gen thủy hải sản quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, có nguy cơ đe dọa tuyệt chủng và có tiềm năng phát triển sản xuất.

Nghiên cứu đã hoàn thành đánh giá sơ bộ về chỉ tiêu hình thái, phân loại 12 nguồn gen. Qua đó đánh giá chi tiết các đặc điểm sinh học sinh sản, tăng trưởng, kích thước thành thục, mùa vụ sinh sản, kích thích sinh sản của 25 nguồn gen gồm 6 cá mặn lợ, 11 loài cá nước ngọt, 1 loài giáp xác, 6 loài nhuyễn thể, 1 loài da gai. Đề tài nhập mới 1 dòng cá chép và 3 dòng rô phi; trao đổi thông tin và nguồn gen một số loài cá với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- 2018-39.pdf)