Đánh giá khả năng ứng dụng của chế phẩm vi sinh khuẩn-18 phòng trừ tuyến trùng hại cây trồng tại Việt Nam
07/01/19 03:27PM
Công nghệ sinh học

Tên đề tài: Đánh giá khả năng ứng dụng của chế phẩm vi sinh khuẩn-18 phòng trừ tuyến trùng hại cây trồng tại Việt Nam (mã số đề tài: ĐTĐL.2012-G/37)

Tổ chức chủ trì: Viện Bảo vệ thực vật 

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Phạm Thị Vượng 

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Ngô Văn Dũng, ThS. Đặng Thị Lan Anh, ThS. Phạm Văn Sơn, ThS. Hà Thị Kim Thoa, KS. Vũ Thị Hiền, KS. Phạm Minh Thắng, ThS. Trần Văn Huy, KS. Phùng Quang Tùng 

Thời gian thực hiện: 8/2012-12/2014

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã xác định được 10 loài tuyến trùng hại cà rốt, 19 loài hại cà phê và 13 loài hại hồ tiêu ở các vùng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy chế phẩm K-18 có hiệu quả cao trong phòng trừ tuyến trùng gây nốt sưng Meloidogyne sp. và tuyến trùng gây vết thương Pratylenchus sp. ở tất cả các pha, pha ấu trùng có hiệu quả cao nhất, đạt trên 96 % (sau 7 ngày xử lý). Liều lượng sử dụng K-18 càng cao, hiệu quả phòng trừ càng cao. Tuy nhiên liều lượng dùng 120 lít/ha trước gieo (cà rốt) 2-3 lần/năm (cà phê và hồ tiêu), tỷ lệ pha 1/300 (7,5 lít/ha, tưới sau gieo trên cà rốt) cho hiệu quả cao nhất cả về hiệu quả k thuật, kinh tế, xã hội và môi trường.

Nghiên cứu đã xác định được 4 chủng vi sinh vật có trong K-18 là: Saccharomyces sp1., Saccharomyces sp2., Bacillus sp và Streptomyces saraceticus. Xác định được môi trường phù hợp nhân các chủng vi sinh vật . Đề tài sản xuất được 2250 lít chế phẩm, trong đó 1400 lít lên men từ K-18.T gốc và tự sản xuất được 850 lít (MXA-7) phục vụ mô hình. Sản phẩm sản xuất từ giống gốc khô (K-18.T) và sản phẩm tự sản xuất (ký hiệu là MXA-7) có hiệu lực phòng trừ tuyến trùng cao tương đương sản phẩm gốc.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- CP vi sinh khuan.pdf)