Điều tra, đánh giá thực trạng, đề xuất cơ chế chính sách phát triển thị trường nội địa về sản phẩm gỗ, lâm sản toàn quốc phục vụ tái cơ cấu ngành
17/10/18 10:20AM
Lâm nghiệp

Tên dự án: Điều tra, đánh giá thực trạng, đề xuất cơ chế chính sách phát triển thị trường nội địa về sản phẩm gỗ, lâm sản toàn quốc phục vụ tái cơ cấu ngành

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm dự án: Viện Nghiên cứu và phát triển Lâm nghiệp nhiệt đới

Thời gian thực hiện: 2016

Cấp phê duyệt: Quyết định phê duyệt kết quả dự án số 278/QĐ-TCLN-KH&HTQT ngày 11 tháng 8 năm 2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp

 

Kết quả nghiên cứu:

Tổng số lượng doanh nghiệp chế biến, phân phối trên toàn quốc tính đến năm 2014 có 37.182 doanh nghiệp, cơ sở, hộ gia đình sản xuất kinh doanh sản phẩm gỗ và lâm sản. Cấu trúc thị trường gỗ và lâm sản hiện nay chia thành hai thị trường: Thị trường gỗ và sản phẩm gỗ thuộc thị trường cạnh tranh độc quyền và thị trường các nhóm lâm sản ngoài gỗ thuộc thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

Nghiên đã phân tích chuỗi cung ứng của một số sản phẩm gỗ và lâm sản tiêu biểu, trong đó lựa chọn nhóm sản phẩm đô nội thất, mỹ nghệ trong nhóm sản phẩm gỗ và nhóm tre, nứa trong nhóm lâm sản ngoài gỗ để phân tích chuỗi cung ứng. Đánh giá được nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng gỗ và lâm sản trên thị trường nội địa. Hiện tiện, hệ thống và mạng lưới phân phối gỗ và lâm sản trên thị trường nội địa tuy có đông doanh nghiệp, tổ chức và hộ gia đình tham gia, nhưng rất nhỏ lẻ, manh mún,… Số lượng các đơn vị vừa sản xuất vừa chế biến, vừa tiêu thụ sản phẩm khá cao. Số các doanh nghiệp chuyên cung ứng sản phẩm và lâm sản hầu như chỉ tập trung ở các địa phương phía Bắc và cũng chỉ tập trung vào các sản phẩm đồ gỗ nội thất, ngoại thất và thủ công mỹ nghệ. Số lượng đơn vị chế biến và kinh doanh thương mại lâm sản ngoài gỗ rất ít.

Để thúc đẩy thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản, đối với tình hình hiện nay cần tập trung điều chỉnh, bổ sung các chính sách liên quan đến phát triển thị trường, xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu, kiểm tra, kiểm soát và giảm sát sản phẩm lưu thông, song song với đó cần đẩy mạnh một số chính sách liên quan đến phát triển sản xuất, thúc đẩy tiêu dùng nội địa như chính sách thuế, tín dụng, đào tạo nâng cao năng lực. Đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường nội địa các sản phẩm gỗ, lâm sản nội địa.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20185396-97)