Điều tra thực trạng chuỗi giá trị sản xuất, chế biến, tiêu thụ và đề xuất các giải pháp nâng cao giá trị gia tăng mặt hàng cao su
22/07/16 03:05PM
Chế biến và bảo quản sau thu hoạch

Tên dự án: Điều tra thực trạng chuỗi giá trị sản xuất, chế biến, tiêu thụ và đề xuất các giải pháp nâng cao giá trị gia tăng mặt hàng cao su

Tổ chức chủ trì: Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Thời gian thực hiện: 2016

 

Kết quả nghiên cứu:

Hiện nay toàn cầu có 28 nước thuộc khu vực: Châu Á (12 nước), châu Phi (10 nước), châu Mỹ (5 nước) và châu Đại Dương (1 nước) sản xuất cao su thiên nhiên, nhưng nguồn cung chủ yếu đến từ các nước Đông Nam Á (chiếm 75,6% nguồn cung thế giới). Trong đó, riêng các nước Thái Lan, Indonexia, Malaysia và Việt Nam là những nước sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên hàng đầu chiếm hơn 73% nguồn cung thế giới.

Từ năm 2009 đến 2014 diện tích gieo trồng cao su của Việt Nam được mở rộng thêm 301,3 ngàn ha, diện tích cao su cho khai thác mủ tăng thêm 147,6 ngàn ha, sản lượng tăng 249,8 ngàn tấn. Trong những năm qua, giá trị xuất khẩu cao su thiên nhiên luôn chiếm từ 1,9%-3,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Quốc gia và là một trong 4 mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu của Việt Nam. Tính đến năm 2014, cả nước có 99 doanh nghiệp tham gia sản xuất sản phẩm cao su. Từ năm 2010, Việt Nam là nước xuất siêu sản phẩm cao su công nghiệp với giá trị xuất siêu bình quân 4,3 triệu USD/năm.

Trong khuôn khổ dự án đã tiến hành điều tra trực tiếp 1.005 nhà sản xuất mủ cao su, 80 đại lý, hộ thu gom mủ cao su nguyên liệu, 74 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu sản phẩm cao su. Dự án đã xây dựng, tổng hợp, phân tích, đánh giá chuỗi giá trị phù hợp với tình hình thực tế sản xuất chế biến các sản phẩm cao su thiên nhiên ở Việt Nam và phân tích các yếu tố tiềm năng làm tăng giá trị của mặt hàng cao su trong từng công đoạn của chuỗi.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20164777-78)