Điều tra thực trạng sử dụng hóa chất trong bảo quản và ủ chín trái cây sau thu hoạch ở Việt Nam
21/07/17 01:56PM
Bảo quản sau thu hoạch

Tên dự án: Điều tra thực trạng sử dụng hóa chất trong bảo quản và ủ chín trái cây sau thu hoạch ở Việt Nam

Tổ chức chủ trì: Cục Bảo vệ thực vật

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thời gian thực hiện: 1/2016-12/2016

Kinh phí thực hiện: 1.590 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 2867/QĐ-BVTV-KH ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật

Ngày phê duyệt: Họp ngày 18 tháng 01 năm 2017 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Nghiên cứu cho thấy hóa chất bảo quản, ủ chín đã được sử dụng trong sản xuất, buôn bán trái cây nhằm bảo quản, làm chín đều và làm đẹp trái cây tại Việt Nam. Việc sử dụng hóa chất trong bảo quản trái cây chủ yếu là quy mô nhỏ, hộ gia đình, dụng cụ xử lý khi bảo quản còn thô sơ như bình phun tại vườn và thùng, chậu khi xử lý trong kho. Người sản xuất và buôn bán trái cây thường tự quyết định sử dụng hóa chất. Hóa chất được lựa chọn sử dụng theo kinh nghiệm, theo gợi ý của người bán hàng hoặc thương lái.

Thời điểm xử lý hóa chất bảo quản được thực hiện chủ yếu trước thu hoạch 80,85% và hóa chất ủ chín xử lý sau thu hoạch là 92,45%. Các loại quả xử lý trước thu hoạch là thanh long, đu đủ, cam quýt, nhãn, chuối. các loại quả xử lý sau thu hoạch là sầu riêng, mít, xoài.

Các hóa chất đang được sử dụng để bảo quản, ủ chín trái cây là hóa chất không có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. Kinh doanh hóa chất tập trung tại các cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật và phân bón tại địa phương. Hiện nay chưa có cơ sở pháp lý (Danh mục hóa chất bảo quản, ủ chín trái cây đực phép sử dụng tại Việt Nam) để thực hiện quản lý tại địa phương. Cụ thể là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và hướng dẫn kỹ thuật về sử dụng hóa chất bảo quản, ủ chín trái cây

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20175209-10)