Hoàn thiện công nghệ và sản xuất thử nghiệm chế phẩm AM in vitro cho cây trồng lâm nghiệp
13/07/20 08:53AM
Lâm nghiệp

Tên dự án: Hoàn thiện công nghệ và sản xuất thử nghiệm chế phẩm AM in vitro cho cây trồng lâm nghiệp

Tổ chức chủ trì: Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng-Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm dự án: TS. Lê Quốc Huy

Các cá nhân tham gia dự án: Vũ Quý Đông, Ngô Thị Thanh Huệ, Lê Thị Thu Hằng, Đặng Quang Huy, Nguyễn Đăng Minh Chánh, Nguyễn Thiên Hương

Thời gian thực hiện: 2016-2019

Kinh phí thực hiện: 2.200 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 3652/QĐ-BNN-KHCN ngày 20 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ngày nghiệm thu: Ngày 02 tháng 10 năm 2019 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

            Quy trình công nghệ nhân sinh khối AM in vitro và sản xuất chế phẩm AM đã được hoàn thiện với 5 cải tiến kỹ thuật quan trọng bao gồm: cải tiến môi trường MSR với đường sucrose 0,7% và agar 5,0%; phục tráng sự giá hóa giá thể cà rốt Ri-tDNA in vitro; tạo cộng sinh AM-rễ in vitro một lần, sử dụng nhiều lần; sử dụng trực tiếp giá thể rễ cộng sinh AM cho nhân sinh khối in vitro; và thu hồi sinh khối AM in vitro bằng sấy khô, không sử dụng hóa chất và cải tiến chất mang sản xuất chế phẩm. Quy trình công nghệ sinh khối in vitro cải tiến đã tác dụng làm tăng sinh khối bào tử AM trung bình 32%, rút ngắn thời gian nhân sinh khối 1,5 tháng so với quy trình cũ; và kỹ thuật thu hồi sinh khối AM in vitro cải tiến đạt hiệu quả cao hơn 20% so với kỹ thuật cũ trước đây. Quy trình sử dụng chế phẩm AM cho cây con vườn ươm và rừng trồng mới keo và bạch đàn đã được hoàn thiện với cách bón nhiễm, liều lượng và thời điểm bón nhiễm phù hợp, đảm bảo đạt được sinh trưởng và chất lượng cây vườn ươm và rừng trồng cao nhất. Áp dụng bón thử nghiệm AM cho sản xuất cây con vườn ươm của 4 loài cây thử nghiệm và áp dụng bón thử nghiệm AM 400 IP/cây cho rừng trồng sản xuất Keo tai tượng và Bạch đàn Uro và rừng trồng Keo lai và Keo lá tràm cho năng suất cao hơn đối chứng.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20205839-40)