Khai thác và phát triển các nguồn gen lúa đặc sản Tan nương, Khẩu mang, Khẩu ký, Khẩu nẩm pua phục vụ các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
10/01/19 10:05AM
Trồng trọt

Tên đề tài: Khai thác và phát triển các nguồn gen lúa đặc sản Tan nương, Khẩu mang, Khẩu ký, Khẩu nẩm pua phục vụ các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam (mã số đề tài: 01/2011/HĐ-NVQG)

Thuộc nhiệm vụ khoa học công nghệ về quỹ gen

Tổ chức chủ trì: Trung tâm Tài nguyên Thực vật  

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Danh Sửu 

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Trần Thị Thu Hoài, ThS. Nguyễn Trọng Khanh, ThS. Nguyễn Anh Dũng, ThS. Đinh Thị Bạch Yến, ThS. Nguyễn Thị Lan Hoa, ThS. Hà Minh Loan, CN. Lưu Quang Huy, ThS. Phạm Văn Tính, CN. Nguyễn Phi Long 

Thời gian thực hiện: 1/2011-6/2015

Kinh phí đề tài: 3.000 triệu đồng

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã phục tráng thành công bốn giống lúa đặc sản địa phương, gồm giống lúa Khẩu Ký, Khẩu nẩm pua, Tan nương và Khẩu mang. Kết quả nghiên cứu đã sản suất được 310 kg hạt giống siêu nguyên chủng của các giống Khẩu Ký, Khẩu nẩm pua và 300 kg hạt giống siêu nguyên chủng của các giống Tan nương, Khẩu mang. Qua đó, đề tài cũng đã xây dựng được 4 quy trình phục tráng cho 4 giống lúa nói trên. Đề tài đã nghiên cứu và giới thiệu các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp cho từng giống lúa, từ đó xây dựng 4 quy trình kỹ thuật canh tác cho 4 giống lúa nghiên cứu (mỗi giống một quy trình).

Trong 4 giống lúa nghiên cứu thì 3 giống thuộc loài phụ indica là Khẩu Ký, Khẩu nẩm pua, Khẩu mang và một giống thuộc loài phụ japonica là giống lúa Tan nương. Hàm lượng amyloza của các giống Khấu Ký, Khẩu nẩm pua, Tan nương, Khẩu mang lần lượt là 12,9%, 10,9%, 4,5% và 13%.

Kết quả đánh giá tính kháng rầy nâu cho thấy giống Khẩu nẩm pua nhiễm nặng, ba giống còn lại kháng trung bình. Về đánh giá tính kháng bệnh bạc lá cho thấy giống Tan nương kháng cao và các giống còn lại kháng trung bình. Trong số 4 giống nghiên cứu thì giống Khẩu mang chịu hạn tốt, ba giống Khẩu Ký, Khẩu nẩm pua và Tan nương thì không chịu hạn.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- gen lua dac san.pdf)