Khai thác và phát triển nguồn gen hồng Hạc Trì-Phú Thọ, hồng Quản Bạ-Hà Giang và hồng Điện Biên-Điện Biên
15/02/19 03:26PM
Trồng trọt

Tên đề tài: Khai thác và phát triển nguồn gen hồng Hạc Trì-Phú Thọ, hồng Quản Bạ-Hà Giang và hồng Điện Biên-Điện Biên

Thuộc chương trình Khai thác và phát triển nguồn gen

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Hà Quang Thưởng

Các cá nhân tham gia đề tài: TS. Nguyễn Đình Tuệ, ThS. Phùng Mạnh Hùng, KS. Hoàng Trung Huynh, ThS. Hán Thị Hồng Ngân, ThS. Đỗ Thế Việt, KS. Hà Văn Hùng, KS. Nguyễn Thị Dược, ThS. Hán Thị Hồng Xuân, KS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm

Thời gian thực hiện: 2/2012-01/2016

Kinh phí thực hiện: 3.120 triệu đồng

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài điều tra, nghiên cứu và mô tả đặc điểm nông sinh học qua đó xác định đặc điểm di truyền và đặc điểm quý của nguồn gen hồng Hạc Trì tại Phú Thọ, hồng Quản Bạ tại Hà Giang và hồng Điện Biên tại Điện Biên.

Tuyển chọn và lập hồ sơ công nhận 27 cây đầu dòng, xây dựng 0,9ha vườn cây mẹ và 03 vườn ươm nhân giống các nguồn gen. Tỷ lệ sống của các nguồn gen tại vườn ươm đạt trên 70%, tỷ lệ cây xuất vườn đạt trên 60%.

Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật để nhằm nâng cao năng suất 3 nguồn gen tại ba vùng nghiên cứu (Phú Thọ, Hà Giang và Điện Biên). Theo đó, liều lượng bón phân: 50kg phân chuồng hoai mục + 0,5kg N + 0,3kg P2O5 + 0,5kg K2O; sử dụng GA3 với nồng độ 40ppm giúp hạn chế rụng quả, ủ gốc bằng các vật liệu rơm, dạ, lá khô…, cắt tỉa định kỳ cho cây; sử dụng Bitadin WP phòng trừ sâu ăn lá, sử dụng GC-Mite 70DD trong phòng trừ nhện, sử dụng Aliette 80WP trong phòng trừ bệnh thán thư; sử dụng kết hợp Anolyte 1,5% và Chitosan 3% trong bảo quản quả. Xây dựng mô hình trồng mới, mô hình thâm canh ứng dụng kỹ thuật mới và tiến hành chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- 2018-45.pdf)