Khai thác và phát triển nguồn gen ngô địa phương Slidim, Khâu lương, Khâu li và Xá li lượt
28/11/19 10:12AM
Trồng trọt

Tên dự án: Khai thác và phát triển nguồn gen ngô địa phương Slidim, Khâu lương, Khâu li và Xá li lượt

Thuộc chương trình: Quỹ gen cấp nhà nước

Tổ chức chủ trì: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm dự án: GS. TS. Vũ Văn Liết

Các cá nhân tham gia dự án: ThS. Vũ Thị Bích Hạnh, PGS. TS. Nguyễn Thế Hùng, ThS. Trần Thị Thanh Hà, ThS. Phạm Quang Tuân, TS. Lê Quý Kha, ThS. Lưu Cao Sơn, ThS. Nguyễn Văn Hà, ThS. Phan Đức Thịnh, ThS. Lê Thị Minh Thảo

Thời gian thực hiện: 10/2011– 10/2015

Kinh phí thực hiện: 2.900 triệu đồng

 

Kết quả nghiên cứu:

Nghiên cứu đã chọn lọc cải tiến thành công bốn mẫu giống ngô địa phương Slidim, Khẩu lương, Khẩu li và Xá li lượt có đặc điểm và tính trạng quý, kết quả đảm bảo đa dạng di truyền nguồn gen, ứng dụng trong sản xuất ngô cho những vùng khó khăn nâng cao thu nhập cho người sản xuất là phát triển bền vững.

Dự án đã đánh giá nhận biết các tính trạng đặc thù của các giống ngô, xác định khả năng chịu hạn tốt, trong đó 3 giống có khả năng chịu hạn tốt nhất là GT8, GT17 và GN151.

Nghiên cứu đã đánh giá khả năng chống chịu bệnh bằng lây nhiễm nhân tạo nhận biết 4 mẫu giống có khả năng chống chịu bệnh từ khá đến tốt. Chống chịu với bệnh thối rễ (do nấm Puccinia ssp. và R. solanii), bệnh đốm lá lớn và đốm lá nhỏ, khô vằn

Tác giả đã chọn lọc phục tráng các mẫu giống qua 3 chu kỳ chọn lọc full-sib. Thí nghiệm xây dựng quy trình sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng cho 4 quần thể mới (các tái tổ hợp), quy trình đã được Hội đồng cơ sở nghiệm thu.

Nghiên cứu tiến hành thí nghiệm xây dựng quy trình thâm canh cho 4 tái tổ hợp (trên cơ sở các thí nghiệm thời vụ, thí nghiệm phân bón, thí nghiệm mật độ khoảng cách); xây dựng quy trình thâm canh ngô nếp cho cả điều kiện có tưới đồng bằng sông Hồng và vùng núi canh tác nhờ nước trời.

Xây dựng mô hình trình diễn và hội nghị đầu bờ cho hai tái tổ hợp ngô nếp tại Hải Dương, 8 mô hình cho cả 4 tái tổ hợp ở Bảo Thắng và Sa Pa Lào Cai được đánh giá tốt. Người Mông đánh giá cao 4 tái tổ hợp và sẵn sàng tiếp nhận để sản xuất.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- 2018-98.pdf)