Khảo nghiệm giống và đánh giá khả năng phát triển cây Macadamia tại Việt Nam (giai đoạn 3: 2011-2015)
16/08/16 10:19AM
Chủ đề: Lâm nghiệp

Tên đề tài: Khảo nghiệm giống và đánh giá khả năng phát triển cây Macadamia tại Việt Nam (giai đoạn 3: 2011-2015)

Tổ chức chủ trì:Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Đức Kiên

Các cá nhân tham đề tài: TS. Mai Trung Kiên, KS. Đỗ Hữu Sơn, TS. Hà Huy Thịnh, TS. Phí Hồng Hải, ThS. Nguyễn Đình Hải, ThS. Phan Đức Chỉnh, ThS. Trần Đức Vượng, KS. Bùi Tiến Hùng, KS. Phùng Tiến Hòa

Thời gian thực hiện: 1/2011-12/2015

Kinh phí thực hiện: 2.000 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 1673/QĐ-BNN-TCLN ngày 09 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 26 tháng 5 năm 2016tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã chọn được 6 giống trong đó có 3 giống Quốc gia (OC, 246 và 816) và giống TBKT (849) cho vùng Tây Nguyên và 2 giống TBKT (Dadow và 842) cho vùng Ba Vì và Sơn La. Viện nghiên cứu giống và công nghệ sinh học lâm nghiệp đã nghiên cứu thành công phương pháp nhân giống bằng phương pháp ghép và giâm hom cho Macadamia trong đó đã xác định được phương pháp ghép, mùa vụ ghép, loại và nồng độ chất kích thích ra rễ trong giâm hom Macadamia. Viện cũng đã bước đầu nghiên cứu về gây trồng và chăm sóc vườn quả (phân bón, tưới nước, cắt cành tạo tán) tại Ba Vì và Tây Nguyên. Các biện pháp kỹ thuật được xây dựng cho hai điều kiện gây trồng riêng rẽ là trồng thuần và trồng xen.

Thông qua kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu và phát triển cây Macadamia tại Việt Nam cho thấy hiệu quả kinh tế của cây Macadamia là vô cùng to lớn, điều này thể hiện ở độ che phủ đất của cấy Macadamia (khoảng 60%) và ngoài ra nó còn có chức năng bảo vệ đất và chống xói mòn hiệu quả. Các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trồng xen cây Macadamia với chè hay tiêu hoặc cà phê sẽ đem lại lợi ích kinh tế gấp đôi và giảm chi phí chăm sóc mà không ảnh hưởng đến khả năng phát triển của các loài cây khác. Từ kết quả này cho thấy việc mở rộng vùng trồng cây Macadamia tại Tây Bắc và Tây Nguyên là hoàn toàn khả thi. Trên thế giới, hạt Macadamia mới chỉ được sản xuất và xuất khẩu chủ yếu từ Australia, Hawaii và Trung Quốc, nên thị trường hạt Macadamia là rất lớn (nhu cầu khoảng 220.000 tấn nhân đến năm 2020). Do đó, việc phát triển vùng trồng phù hợp cho cây Macadamia tại Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh được với các nước trồng Macadamia trên thế giới.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20164949-51)