Khảo nghiệm mở rộng một số loài có triển vọng và biện pháp kỹ thuật trồng rừng ở vùng núi cao miền Bắc Việt Nam
12/07/18 10:42AM
Lâm nghiệp

Tên đề tài: Khảo nghiệm mở rộng một số loài có triển vọng và biện pháp kỹ thuật trồng rừng ở vùng núi cao miền Bắc Việt Nam

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đặng Quang Hưng, ThS. Bùi Trọng Thủy

Các cá nhân tham gia đề tài: PGS. TS. Nguyễn Huy Sơn, TS. Phí Hồng Hải, TS. Nguyễn Đức Kiên, TS. Đặng Thịnh Triều, TS. Hà Văn Tiệp, TS. Nguyễn Anh Dũng, TS. Lê Minh Cường, ThS. Nguyễn Duy Biên.

Thời gian thực hiện: 1/2012-12/2016

Kinh phí thực hiện: 3.000 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 1080/QĐ-BNN-TCLN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 25 tháng 4 năm 2017 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Nghiên cứu đã điều tra, đánh giá và tổng kết hiện trạng các loài cây trồng rừng tại 12 huyện thuộc 6 tỉnh của 3 vùng sinh thái là Đông Bắc (Cao Bằng, Bắc Kạn), Tây Bắc (Sơn La, Điện Biên) và Trung tâm (Yên Bái, Lào Cai). Kết quả lựa chọn được 12 loài cây (7 loài nhập nội, 5 loài bản địa) đưa vào trồng khảo nghiệm mở rộng và thí nghiệm các biện pháp trồng rừng. Xây dựng 25ha mô hình tại 3 tỉnh Sơn La, Yên Bái, Cao Bằng ở 3 vùng sinh thái.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy, loài Bạch đàn E.urophylla tỏ ra có triển vọng tốt đối với trồng ở vùng cao 2 tỉnh Cao Bằng, Yên Bái. Loài thông Caribê có triển vọng đối với trồng rừng vùng cao ở cả 3 tỉnh nghiên cứu. Keo lai là cây bước đầu có triển vọng đối với trồng rừng vùng cao của tỉnh Cao Bằng, tuy nhiên cần lưu ý khi trồng ở các vùng thường xuyên có rét đậm, tuyết phủ. Cây Xoan nhừ có triển vọng gây trồng ở tỉnh Cao Bằng, Yên Bái, cây Sồi phảng sinh trưởng tốt tại Yên Bái, Tô hạp Điện Biên có triển vọng gây trồng ở Sơn La

Nghiên cứu chỉ ra công thức bón phân PB3 (0,3kg NPK+2kg phân chuồng) cho các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất cao nhất, so đó đến công thức PB2 (0,2kg NPK+2kg phân chuồng) và thấp nhất là PB1 (0,1kg NPK+2kg phân chuồng). Cây bản địa trồng hỗn giao với keo cho các chỉ tiêu sinh trưởng lớn hơn trồng hỗn giao với Bạch đàn. Kỹ thuật mở tán có chiều rộng rạch bằng 1/3 chiều cao tầng cây cao cho năng suất cây trồng lớn hơn so với mở tán bằng ½ chiều cao tầng cây cao.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20175312-13)