Khảo sát nguồn lợi hải miên trong hệ sinh thái ven đảo và đánh giá khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu cho y dược
15/02/19 03:31PM
Thủy sản

Tên đề tài: Khảo sát nguồn lợi hải miên trong hệ sinh thái ven đảo và đánh giá khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu cho y dược

Tổ chức chủ trì: Viện Nghiên cứu hải sản

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Khắc Bát

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Nguyễn Văn Hiếu, ThS. Đinh Thanh Đạt, ThS. Trần Văn Hướng, CN. Nguyễn Hữu Thiện, CN. Nguyễn Văn Thành, TS. Huỳnh Nguyễn Duy Bảo, ThS. Phạm Thị Hiền, ThS. Vũ Lệ Quyên, TS. Nicole de Voogd

Thời gian thực hiện: 01/2013-06/2016

Kinh phí thực hiện:  5.700 triệu đồng

 

Kết quả nghiên cứu:

             Nghiên cứu cho thấy tổng số 257 loài hải miên thuộc 3 lớp, 21 bộ, 55 họ, 102 giống đã bắt gặp phân bố ở vùng biển ven đảo Cô Tô, Ba Mùn, Cồn Cỏ, Thổ Chu, Phú Quý và Phú Quốc. Bổ sung 90 loài vào danh mục hải miên ở biển Việt Nam. Lớp hải miên mềm chiếm 98% tổng số loài bắt gặp ở vùng biển ven đảo Việt Nam.

Các họ hải miên có sinh lượng cao gồm Chalinidae, Chondrillidae, Irciniidae, Microcionidae và Petrosiidae. Hải miên phân bố rộng, ở các độ sâu khác nhâu, tập trung chủ yếu ở những khu vực biển có nền đáy cứng.

Tổng trữ lượng hải miên ở vùng biển ven 7 đảo, đến độ sâu 25m khoảng 27.400 tấn. Trong đó đảo Phú Quý và Phú Quốc có trữ lượng cao nhất, khoảng 14.000 tấn và 8.700 tấn.

Các loài hải miên lựa chọn thử nghiệm đều có khả năng chiết xuất hoạt tính chống oxy hóa. Trong đó các loài Hyrtios erecta, Ecionemia acervus, Ircinia mutans, Spongia sp. có tiềm năng nhất để chiết xuất hoạt tính chống oxy hóa trong số các loài nghiên cứu. Các loài hải miên có tiềm năng để chiết xuất hoạt chất kháng khuẩn gồm X.testudinaria, Hyrios erecta, Ecionemia acervus, Icrinia mutans, Haliclona sp., Spongia sp. và Spheciospongia sp.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- 2018-51.pdf)