Khảo sát tình hình thuốc bảo vệ thực vật trên cây hồ tiêu có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe con người, hệ sinh thái và môi trường
13/11/19 08:35AM
Bảo vệ thực vật

Tên dự án: Khảo sát tình hình thuốc bảo vệ thực vật trên cây hồ tiêu có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe con người, hệ sinh thái và môi trường

Tổ chức chủ trì: Trung tâm Kiểm định và Khảo nghiệm thuốc BVTV phía Nam- Cục Bảo vệ Thực vật

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các cá nhân tham gia dự án: PGS. TS. Nguyễn Tất Cảnh, TS. Hoàng Đăng Dũng, ThS. Nguyễn Văn Thao, ThS. Hoàng Văn Sơn, PGS. TS. Nguyễn Thị Minh, PGS. TS. Lê Hữu Ảnh, ThS. Phạm Đức Ngà

Thời gian thực hiện: 1/2017-12/2018

Kinh phí thực hiện: 1.700 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Hội đồng phê duyệt kết quả điều tra dự án theo Quyết định 967/QĐ-BVTV-KH ngày 22 tháng 04 năm 2019 của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật

 

Kết quả nghiên cứu:

Dự án đã đánh giá thực trạng tình hình buôn bán, sử dụng và quản lý thuốc bảo vệ thực vật (trong sản xuất, bảo quản, chế biến hồ tiêu) tại các tỉnh trọng điểm trồng hồ tiêu của Việt Nam. Khuyến cáo người sử dụng nên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật thuộc các hoạt chất Abamectin, Alpha-cypermethrin, Cypermethrin, Chlorpyrifos Ethyl, Diazinon, Ethoprophos, Carbosulfan, và Lambda cyhalothrin+Thiamethoxan. Khuyến cáo người sử dụng các hoạt chất, hợp hoạt chất phòng trừ bệnh hại trên cây hồ tiêu gồm Dimethomorph, Mancozeb, Metalaxyl, Fosetyl-aluminium, Cymoxanil, Phosphorous acid, Hexaconazole, Copper compound và Trichoderma. Các loại hoạt chất trừ cỏ được khuyến cáo sử dụng là Glyphosate, Paraquate và 2,4D.

Đề tài cũng đưa ra các giải pháp quản lý phù hợp đối với các hoạt chất của thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sinh vật gây hại trên hồ tiêu: Quản lý mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật, tổ chức các lớp tập huấn về thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, môi trường và an toàn thực phẩm; Xây dựng quy trình trồng, chăm sóc và chương trình hướng dẫn quản lý dịch hại trên cây hồ tiêu; Đề xuất chương trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây hồ tiêu để giảm bớt nguy cơ để lại dư lượng vượt mức tối đa cho phép (MRL); Xây dựng danh mục thuốc bảo vệ thực vật vừa đảm bảo an toàn trong sử dụng, vừa giảm thiểu nguy cơ về dư lượng thuốc trên hồ tiêu; Thiết lập các chuỗi giá trị cam kết tự giám sát lẫn nhau.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20195685-86)