Lưu giữ và bảo quản nguồn gen nông nghiệp nhập nội phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo và đa dạng sinh học năm 2017
17/10/18 10:16AM
Nông nghiệp

Tên đề tài: Lưu giữ và bảo quản nguồn gen nông nghiệp nhập nội phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo và đa dạng sinh học năm 2017

Thuộc nhiệm vụ Quỹ gen cấp Bộ

Tổ chức chủ trì: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Trang

Các cá nhân tham gia đề tài: PGS.TS. Phạm Hồng Ngân, PGS.TS. Nguyễn Bá Hiên, GS.TS. Phan Hữu Tôn, ThS. Vũ Thị Ngọc, ThS. Vũ Thị Bích Hạnh, ThS. Trần Thị Thanh Hà, ThS. Tống Văn Hải, ThS. Nguyễn Thị Lương, KS. Phan Hữu Hiển

Thời gian thực hiện: 1/2017-12/2017

Kinh phí thực hiện: 600 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định 5352/QĐ-BNN-KHCN ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ngày phê duyệt: ngày 24 tháng 12 năm 2017 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Nhiệm vụ đã lưu giữ an toàn được 50 mẫu nguồn gen lúa, 67 mẫu nguồn gen ngô, 50 mẫu giống cà chua trong ngân hàng gen hạt. Nhiệt độ bảo quản duy trì ở 0-5ºC, độ ẩm hạt giống dưới 12%, tỷ lệ nảy mầm của lô hạt giống luôn đạt trên 85%. Mỗi mẫu nguồn gen lưu giữ với số lượng 4000 hạt lúa, 2500 hạt ngô và 1000 hạt cà chua/mẫu. Lưu giữ an toàn 3 chủng vi khuẩn Bacillus subtilis và Geobacillus stearothermophilus, Salmonella enterica, 2 chủng virut dịch tả vịt nhược độc DP-EG-2000 và viêm gan vịt nhược độc DH-EG-2000 tại phòng thí nghiệm Bộ môn Thú y cộng đồng mang đẩy đủ những đặc điểm đặc trưng.

Nhiệm vụ đã sử dụng nguồn gen nhập nội rất hiệu quả, chọn lọc ra được các mẫu giống lúa, ngô, cà chua có những tính trạng tốt để lai chuyển gen giúp đa dạng nguồn gen địa phương, từ đó chọn lọc và lai tạo thành công 2 giống ngô nếp lai VNUA69, VNUA16, một giống ngô lai lá đứng VNUA36 và một giống cà chua lai TP3 chứa gen kháng bệnh xoăn vàng lá Ty1, kháng tốt với bệnh xoăn vàng lá, năng suất tương đương và cao hơn đối chứng. Các chủng vi khuẩn Bacillus subtilis,  Geobacillus stearothermophilus, Salmonella enterica đang lưu giữ và được sử dụng thường xuyên trong giảng dạy, giúp sinh viên có thể thực hành trên các chủng thuần khiết.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20185393-95)