Nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp thân thiện với môi trường trong quản lý tổng hợp bệnh mốc sương (Phytophthora sp.) và thán thư (Colletotrichum sp.) trên cây cà chua và ớt
22/02/18 03:08PM
Trồng trọt

Tên đề tài: Nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp thân thiện với môi trường trong quản lý tổng hợp bệnh mốc sương (Phytophthora sp.) và thán thư (Colletotrichum sp.) trên cây cà chua và ớt

Kết quả thực hiện nhiệm vụ hợp tác KHCN theo Nghị định thư giữa Việt Nam và Hàn Quốc năm 2012-2014

Tổ chức chủ trì: Viện Bảo vệ thực vật

Cơ quan chủ quản: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thúy Hạnh

Các cá nhân tham gia đề tài: TS. Đoàn Thị Thanh, KS. Lê Đình Thao, TS. Phạm Ngọc Dung, TS. Lê Thị Thanh Tâm, ThS. Nguyễn Hồng Tuyên.

Thời gian thực hiện: 1/2012-12/2014

Kinh phí thực hiện: 3.000 triệu đồng

 

Kết quả nghiên cứu:

Nghiên cứu cho thấy nấm P.infestans là tác nhân gây bệnh mốc sương trên cây cà chua và ớt. Tác nhân gây bệnh thán thư trên cây cà chua là nấm C.capsici và nấm C.gloeosporioides. Bệnh thán thư trên cây ớt là do 3 loài nấm C. acutatum, C. gloeosporioides và C.capsici.

Trong số 46 nguồn vi sinh vật có khả năng đối kháng với nấm P.infestan, nấm Colletotrichum spp., tuyển chọn được 6 nguồn vi sinh vật có khả năng đối kháng cao. Trong đó nguồn vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens và xạ khuẩn Streptomyces toxytricini được nghiên cứu để sản xuất chế phẩm dạng lỏng BS2.

Hiệu quả phòng trừ bệnh mốc sương của chế phẩm BS2 trong  các thí nghiệm nhà lưới đạt 70,83%-75,29% và đối với bệnh thán thư là 71,54%-76,36%. Thời gian bảo quản chế phẩm ở nhiệt độ phòng 25-28oC là 6 tháng. Nghiên cứu cũng cho thấy hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp thân thiện với môi trường khác kết hợp sử dụng chế phẩm BS2 ở diện hẹp ngoài đồng.

Đã xây dựng 4 mô hình thân thiện phòng trừ tổng hợp bệnh mốc sương và thán thư trên cây cà chua, ớt tại Vĩnh Phúc và Bắc Ninh (2ha/mô hình).

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-CSDLsố)