Nghiên cứu áp dụng biện pháp sinh học giải quyết ô nhiễm kim loại nặng trong đất và nước cho các vùng chuyên canh rau ở miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long
16/08/16 10:03AM
Chủ đề: Trồng trọt

Tên đề tài: Nghiên cứu áp dụng biện pháp sinh học giải quyết ô nhiễm kim loại nặng trong đất và nước cho các vùng chuyên canh rau ở miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long

Tổ chức chủ trì: Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Bùi Thị Ngọc Dung

Các cá nhân tham đề tài: TS. Nguyễn Tuấn Anh, ThS. Tống Thị Thanh Thủy, ThS. Nguyễn Minh Hưng, ThS. Nguyễn Viết Hiệp, ThS. Nguyễn Bích Thu, ThS. Lương Hồng Sơn, ThS. Trần Thị Hồng, CN. Đỗ Minh Hiếu

Thời gian thực hiện: 1/2013-3/2015

Kinh phí thực hiện:  2.950 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 3842/QĐ-BNN-KHCN ngày 24 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 06 tháng 10 năm 2015 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Tuyển chọn được 3 chủng vi sinh vật là BHCM7-VK2; BHCM15-VN1; ĐHCM-AMF4 có khả năng tích lũy và chuyển hóa kim loại nặng cao hơn hai chủng được công nhận (B. sulbtilis, Glomus austral). Sản xuất được 2 loại chế phẩm xử lý đất và nước gồm chế phẩm dạng 1 sử dụng than bùn (hoặc mụn dừa) làm cơ chất với chủng vi khuẩn BHCM7-VK2 và chủng nấm rễ ĐHCM-AMF4 để xử lý đất bị ô nhiễm kim loại nặng và chế phẩm dạng 2 sử dụng cám gạo làm cơ chất với chủng nấm mốc BHCM15-VN.

Lựa chọn được 03 loài thực vật (đậu bắp, dọc mùng và mồng tơi) có khả năng xử lý đất bị ô nhiễm kim loại nặng và 01 loài thực vật (kèo nèo) có khả năng xử lý nước bị ô nhiễm kim loại nặng. Xây dựng được 2 quy trình kết hợp với 4 loài thực vật và 2 chế phẩm để xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong đất và nước ở Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời xây dựng được 4 mô hình ứng dụng biện pháp sinh học để giải quyết ô nhiễm Pb, Cd, As, Hg trong đất và trong nước.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20164986-88)