Nghiên cứu bệnh nhiễm trùng huyết do vi khuẩn Riemerella anatipestifer gây ra trên gia cầm và đề xuất biện pháp phòng trị
25/08/21 08:59AM
Chủ đề: Thú y

Tên đề tài: Nghiên cứu bệnh nhiễm trùng huyết do vi khuẩn Riemerella anatipestifer gây ra trên gia cầm và đề xuất biện pháp phòng trị

Tổ chức chủ trì: Phân viện Thú y miền Trung- Viện thú y

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Võ Thành Thìn

Các cá nhân tham gia đề tài: TS. Đặng Văn Tuấn; TS. Lê Đình Hải; ThS. Nguyễn Hữu Tình; ThS. Hồ Văn Hiệp; CN. Hứa Việt Cường

Thời gian thực hiện: 2018-2020

Kinh phí thực hiện: 3.200 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 222/QĐ-BNN-KHCN ngày 14 tháng 01 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ngày nghiệm thu: ngày 22 tháng 01 năm 2021 tại Khánh Hòa

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã phân lập, định danh và lưu giữ được 69 vi khuẩn RA từ vịt có triệu chứng nghi mắc bệnh nhiễm trùng huyết. Nghiên cứu cho thấy các chủng vi khuẩn RA phân lập phát triển tốt trên môi trường thạch máu, thạch chocolate, BHI trong điều kiện 37 độ C sau 24 – 48 giờ. Vi khuẩn không lên men tất cả các loại đường trong môi trường nuôi cấy, có phản ứng Catalase và Oxidase dương tính. Vi khuẩn có độc lực cao trên vịt. Vịt xuất hiệu triệu chứng đầu tiên sau 24 giờ lây nhiễm và chết trong vòng 24-48 giờ tiếp theo.

Kêt quả nghiên cứu chỉ ra rằng vi khuẩn RA mẫn cảm cao với Amoxicillin/clavulanic acid (100%), Ceftiofur (100%), Imipenem (100%) và Florfenicol (91,3%). Tỷ lệ chủng vi khuẩn kháng lại các loại kháng sinh Nalidixic acid, Streptomycin và Norfloxacin lần lượt là 89,9%, 75,4% và 72,5%. Đã phát hiện một số gen kháng kháng sinh floR, sulII và aac(6')-Ib-cr trên một số chủng vi khuẩn.

Xây dựng quy trình phòng, trị bệnh nhiễm trùng huyết do vi khuẩn RA trên vịt và quy trình sử dụng các loại thuốc sát trùng thông dụng trong thú y có thành phần hoạt chất là Benzalkonium 15%/Glutaraldehyde 15%, Virkon và Iodine 10%; cùng 3 phác đồ sử dụng các loại kháng sinh Amoxicillin/clavulanic acid (tiêm bắp, cho uống) và Ceftiofur. Quy trình được áp dụng vào điều kiện chăn nuôi thực tế tại các trại/hộ chăn nuôi vịt trên địa bàn các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Đắk Lắk. Quy trình đã được Cục Thú y công nhận là tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT/ DT20216024-25/GGN 21-02-010)