- Tài liệu số (62,432)
- Sách, chuyên khảo, t.tập (28,945)
- Kết quả NCKH (9,978)
- Công bố KHCN (55,205)
- Ấn phẩm định kỳ (349)
- Bản đồ, bản vẽ (72)
- Tài liệu khác (29)
-
Hotline 2: 024 37245429
-
Hotline 1: 0912299556
-
Email: thuvien@mard.gov.vn
- Đang trực tuyến: 153
- Tổng lượt truy cập: 12.574.215
Tên đề tài: Nghiên cứu bệnh trên cá rô phi do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri và Aeromonas hydrophila gây ra
Thuộc Dự án thành
phần “Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ
tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới” của Dự án: Nâng cao chất lượng
giáo dục đại học (SAHEP)
Tổ chức chủ trì: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn
Chủ nhiệm đề tài: TS. Trương Đình Hoài
Các cá nhân tham gia đề tài: TS. Lê Việt Dũng;
GS.TS. Kim Văn Vạn; TS. Đoàn Thanh Loan; TS. Nguyễn Thị Mai; TS. Nguyễn Ngọc Tuấn;
ThS. Đặng Tiến Dũng; ThS. Đoàn Thị Nhinh; ThS. Nguyễn Công Thiết
Thời gian thực hiện: 2020-2021
Kinh
phí thực hiện: 1.700
triệu đồng
Cấp
phê duyệt: Quyết
định số 3877/QĐ-HVN ngày 04 tháng 08 năm 2021 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Nghiệm
thu: ngày
12 tháng 11 năm 2021 tại Hà Nội
Kết
quả nghiên cứu:
Đề tài đã điều
tra, hoàn thiện phân tích số liệu về tình hình nuôi, quản lý, phòng chống dịch
bệnh và tình hình dịch bệnh do vi khuẩn A. hydrophila và E. ictalurid từ 270 hộ
nuôi cá rô phi ở các vùng nuôi trọng điểm thuộc 9 tỉnh miền Bắc. Với số lượng lớn
mẫu cá rô nhiễm bệnh thu được, nghiên cứu đã đánh gí sơ bộ đặc điểm và dấu hiệu
lâm sàng của bệnh.
Tổng số 187 chủng
vi khuẩn được phân lập và nuôi cấy thuần trên môi trường Rmiler-Shotts (RS,
TSA. Tổn thương vi thể chủ yếu trên 30 cá rô phi nhiễm vi khuẩn có dấu hiệu đốm
trắng nội tạng điển hình đã được phân tích cụ thể và rút ra được đặc điểm bệnh
lý vi thể chủ yếu của từng bệnh. Giá trị LD50 của các chủng vi khuẩn được xác định
thông qua các thí nghiệm cảm nhiễm, trong đá các chủng E. ictalurid đang lưu
hành tại miền Bắc có độc lực rất cao.
Vi khuẩn
Edwardsiella ictalurid và Aeromonas hydrophila có sự đa dạng về mức độ kháng
kháng sinh, do vậy trong nước trước khi điều trị khuyến cao nên được thử kháng
sinh đồ để nâng cao hiệu quả điều trị. Đề tài đã hoàn thành thu thập số lượng
chủng vi khuẩn vượt nhiều, xây dựng thành công thẻ bệnh theo tiêu chuẩn của
NACA, đặc tính hình thái, sinh trưởng, phát triển, 16S-rRNA, giám định PCR, độc
lực, ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đã được đánh giá với số lượng gấp đôi
so với yêu cầu đặt hàng, đã đăng ký lên ngân hàng Genbank thành công 24 gen của
chủng vi khuẩn.
(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20226231-33/GGN
21-12-075)