Nghiên cứu biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp cây dâu cho vùng đồng bằng sông Hồng
15/09/17 11:02AM
Trồng trọt

Tên đề tài: Nghiên cứu biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp cây dâu cho vùng đồng bằng sông Hồng

Tổ chức chủ trì: Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Thị Hường

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Nguyễn Thị Len, ThS. Ngô Thị Linh Hương, ThS. Nguyễn Thị Thu, ThS. Tống Thị Sen, KS. Lê Thị Thanh Huyền, KS. Hà Thị Hương, ThS. Đỗ Văn Nguyên, KS. Hoàng Văn Phong, KS. Phạm Xuân Thu

Thời gian thực hiện: 6/2012-12/2016

Kinh phí thực hiện: 2.491 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 1254/QĐ-BKHCN ngày 10 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 26 tháng 4 năm 2017 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Xác định giống dâu lai F1 VH17 có năng suất lá cao, có khả năng chịu úng và bị ảnh hưởng nhẹ do một số sâu bệnh hại chính chủ yếu. Nghiên cứu đã xây dựng được 1 quy trình quản lý cây trồng tổng hợp cây dâu cho vùng đồng bằng sông Hồng được công nhận là tiến bộ kỹ thuật. Năng suất chất lượng lá dâu tăng 10-12%, tiết kiệm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, phân bón 20-25%, phát triển bền vững dâu tằm cho vùng đồng bằng sông Hồng.

Xây dựng 3 mô hình áp dụng thử nghiệm quy trình quản lý cây trồng tổng hợp trên cây dâu tại 3 địa điểm là xã Hồng Phong-Vũ Thư-Thái Bình, xã Xuân Hồng-Xuân Trường-Nam Định, xã Văn Lý-Lý Nhân-Hà Nam với quy mô 0,5ha/mô hình. Hiệu quả mô hình so với đối chứng tăng rõ rệt: năng suất lá dâu tăng 16,34%, mật độ sâu giảm 4,0-5,7 lần; tỷ lệ bệnh bạc thau, gỉ sắt giảm 3,5-6 lần. Mô hình ICM trên cây dâu đã giảm từ 11,76-21,25% chi phí bón phân; chi phí thuốc bảo vệ thực vật giảm 33,95%. Hiệu quả kinh tế cao hơn so với đối chứng 31.732.000 đồng (17,06%).

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20175249)