Nghiên cứu các biện pháp tổng hợp phòng trừ sâu bệnh hại nấm ăn, nấm dược liệu chủ lực
17/08/22 02:54PM
Chủ đề: Bảo vệ thực vật

Tên đề tài: Nghiên cứu các biện pháp tổng hợp phòng trừ sâu bệnh hại nấm ăn, nấm dược liệu chủ lực

Thuộc Dự án Khoa học và công nghệ"Nghiên cứu chọn tạo giống và công nghệ sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu quy mô công nghiệp"

Thuộc Chương trình Phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 "Sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu"

Tổ chức chủ trì: Viện Bảo vệ thực vật- Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Vũ Thị Phương Bình

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Lê Thu Hiền; ThS. Hà Minh Thanh; TS. Đào Thị Hằng; ThS. Nguyễn Thị Thanh Hiền; ThS. Trần Ngọc Khánh; ThS. Lê Đình Thao; KS. Nguyễn Đức Việt; ThS. Vũ Thị Thuỳ Trang; TS. Cồ Thị Thuỳ Vân

Thời gian thực hiện: 2017-2021

Kinh phí thực hiện: 5.100 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 4130/QĐ-BNN-KHCN ngày 25 tháng 10 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ngày nghiệm thu: ngày 30 tháng 10 năm 2021 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã điều tra, đánh giá hiện trạng sâu, bệnh hại và công tác phòng trừ dịch hại trên nấm ăn và nấm dược liệu chủ lực (nấm rơm, sò, mỡ, mộc nhĩ, đùi gà và linh chi) tai các tỉnh Hà Nam, Quảng Ninh, Đồng Nai, An Giang và Lâm Đồng. Đồng thời, xác định thành phần sâu, bệnh hại trên nấm ăn và nấm dược liệu, trong đó: Nhóm nấm gây bệnh mốc xanh (Trichoderma spp., Penicillium spp., Aspergillus spp.), ruồi Bradysia ocellaris, ruồi Scatopsidae sp., Cecidomyiidae sp. nhện Tyrophalus spp., Luciaphorus sp., là những sinh vật gây hại chính cho nấm ăn và nấm dược liệu (rơm, sò, mỡ, đùi gà, mộc nhĩ và linh chi).

Đề tài đã thực hiện các nghiên cứu sinh học và sinh thái học nhóm sinh vật gây hại chính như nhóm bệnh mốc xanh, Loài ruồi Bradysia ocellaris, loài ruồi Scatopsidae, nhện trứng Luciaphorus sp... Đồng thời, nghiên cứu các biện pháp quản lý một số đối tượng sinh vật gây hại chính trên nấm ăn và nấm dược liệu chủ lực.

Nghiên cứu đã hoàn thiện 06 quy trình quản lý tổng hợp sinh vật gây hại chính trên nấm ăn và nấm dược liệu và xây dựng 06 mô hình quản lý tổng hợp sinh vật gây hại chính trên nấm ăn và nấm dược liệu chủ lực tại các vùng trồng nấm Ha Nam, Quang Ninh, Đồng Nai, Lâm Đồng va Sóc Trang: quy mô 1000m2 với nấm rơm và nấm mỡ, 5000 bịch/mỗi loại nấm sò, mộc nhĩ, đùi gà và linh chi. Các mô hình đạt hiệu quả phòng trừ 80,2-85,9% và tăng hiệu quả kinh tế 15,5-24,2% so với đối chứng.

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20226220-22/GGN 21-11-069)