Nghiên cứu các giải pháp khoa học và công nghệ hạn chế hư hỏng rau, quả bảo quản ở điều kiện bình thường
20/09/18 04:25PM
Bảo quản sau thu hoạch

Tên đề tài: Nghiên cứu các giải pháp khoa học và công nghệ hạn chế hư hỏng rau, quả bảo quản ở điều kiện bình thường

Tổ chức chủ trì: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Thị Lan Hương

Các cá nhân tham gia đề tài: TS. Vũ Thị Kim Oanh, ThS. Lê Minh Nguyệt, TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy, PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Thủy, ThS. Nguyễn Trọng Thăng, TS. Trần Thị Định, ThS. Vũ Thị Hằng

Thời gian thực hiện: 1/2013-12/2015

Kinh phí thực hiện:  580 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định 676/QĐ-BNN-KHCN ngày 04 tháng 03 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày phê duyệt: ngày 11 tháng 03 năm 2016 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã đề xuất được 6 quy trình bảo quản ở điều kiện bình thường cho 02 loại rau gia vị và 4 loại quả. Cụ thể như sau:

Đối với hành hoa và rau mùi, thu hái ở độ già 2 (tính từ lúc gieo trồng đến khi thu hoạch 45 ngày đối với hành hoa và 35 ngày đối với rau mùi), nguyên nhân chủ yếu làm hư hỏng và giảm giá trị thương phẩm trong những ngày đầu sau thu hoạch hành hoa và rau mùa là quá trình vàng hóa của rau, xử lý 1-MCP có tác dụng làm chậm quá trình vàng hóa trong bảo quản ở điều kiện thường (tăng thêm 2 ngày) và tăng lên khi trong điều kiện lạnh (ở 5ºC tăng 4 ngày), trong điều kiện thường sử dụng bao bì LDPE  để bảo quản.

Đối với các loài quả (hồng, xoài, vải, cam),  đã phân lập và định tên được nấm gây bệnh sau thu hoạch chủ yếu trên quả vải Colletotrichum sp., Phomopsis sp. và Diaphorthe phaseolorum, trên quả cam là Penicilium italicum và P. Digitatum: nấm trên quả xoài là Colletotrichum gloeosporioides. Quy trình bảo quản hồng ở điều kiện thường có xử lý 1-MCP và bao gói bằng màng PE đã làm chậm quá trình chín và kéo dài thời gian sử dụng quả được 20-25 ngày; chất lượng bảo quản đạt 80-90%. Quy trình bảo quản xoài ở điều kiện thường có xử lý CaCl2 ở nhiệt độ 52oC đã hạn chế hư hỏng và kéo dài thời gian sử dụng quả đến 6-8 ngày ; chất lượng bảo quản đạt 75-80%. Quy trình bảo quản cam ở điều kiện thường có xử lý ethanol 70% kết hợp với dịch chiết/ canh khuẩn B. subtilis đã ức chế được sự phát triển của Penicilium italicum và P. Digitatum và kéo dài thời gian sử dụng quả được 25-28 ngày ; chất lượng bảo quản hầu như không thay đổi. Quy trình bảo quản vải ở điều kiện thường có xử lý dung dịch acid oxalic 5mM trong 10 phút, bao gói bằng màng PP đục lỗ với diện tích 0.01-0.0105% so với diện tích túi đã làm chậm quá trình nâu hóa của quả vải và kéo dài thời gian sử dụng đến 4-5 ngày.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20185348)