Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và ứng dụng các kỹ thuật mới nhằm nâng cao tỷ lệ sinh sản và khối lượng của trâu
09/08/19 04:10PM
Chăn nuôi

Tên đề tài: Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và ứng dụng các kỹ thuật mới nhằm nâng cao tỷ lệ sinh sản và khối lượng của trâu

Tổ chức chủ trì: Viện Chăn nuôi

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Công Định

Các cá nhân tham gia đề tài: TS. Ngô Thị Kim Cúc, KS. Trần Trung Thông, TS. Phạm Văn Giới, TS. Trịnh Văn Trung, TS. Trần Thị Bích Ngọc, TS. Nguyễn Văn Đại, ThS. Tạ Văn Cần, TS. Nguyễn Đức Chuyên

Thời gian thực hiện:

Kinh phí thực hiện: 5.800 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định 401/QĐ-BNN-KHCN ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ngày phê duyệt: ngày 26 tháng 02 năm 2019 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Qua điều tra thực trạng chăn nuôi trâu tại 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang cho thấy nuôi người nuôi trâu cái sinh sản kết hợp cầy kéo là chủ yếu chiếm 73,98%, thiếu trâu đực giống tốt do số lượng trâu đực giống phân bố không đều trogn toàn xã. Đề tài xây dựng thành công quy trình kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho trâu bằng tinh đông lạnh dạng cọng rạ hiệu quả đạt tỷ lệ có chửa cho đàn trâu cái trên 50%. ứng dụng đặt CIDR và tiêm PMSG cho trâu cái tơ độ tuổi 32-33 tháng tuổi cho kết quả rút ngắn tuổi động dục và phối giống lần đầu từ 2,6-7,4 tháng so với tự nhiên.

Sử dụng trâu đực giống khối lượng lớn ghép phối với trâu cái được tuyển chọn đã nâng cao được khối lượng và tốc độ sinh trưởng của đời co so với đại trà (Thái Nguyên cao hơn 14,95-19,96% và Thanh Hóa là 14,46-21,26%). Hệ số tương quan kiểu hình giữa khối lượng sơ sinh với khối lượng ở các mốc tuổi tiếp theo của nghé thuận chiều và khá chặt chẽ, biến động trong phạm vi 0,538-0,576 tại tỉnh Thái Nguyên và 0,415-0,593 tại tỉnh Thanh Hóa. Khoảng cách lứa đẻ trung bình của đàn trâu cái tại tỉnh Thái Nguyên là 15,13 tháng và của tỉnh Thanh Hóa là 14,77 tháng.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20195589-91)