Nghiên cứu cải tiến và hoàn thiện quy trình công nghệ, thiết kế, chế tạo và ứng dụng vào sản xuất hệ thống thiết bị rửa sạch, xử lý và bảo quản quả Thanh long qui mô 50 tấn/ngày
01/07/19 04:31PM
Công nghệ sau thu hoạch

Tên đề tài: Nghiên cứu cải tiến và hoàn thiện quy trình công nghệ, thiết kế, chế tạo và ứng dụng vào sản xuất hệ thống thiết bị rửa sạch, xử lý và bảo quản quả Thanh long qui mô 50 tấn/ngày

Tổ chức chủ trì: Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Minh Hùng

Các cá nhân tham gia đề tài: TS. Lâm Trần Vũ, ThS. Nguyễn Duy Đức, CN. Ngô Văn Bình, KS. Trần Thị Kim Oanh, ThS. Trần Thị Mỹ Hạnh, KS. Nguyễn Trọng Minh Khiêm, KS. Lê Thị Mai, KS. Vũ Thị Nga, Nguyễn Khắc Huy

Thời gian thực hiện: 1/2014-12/2017

Kinh phí thực hiện: 4.808.600.000 đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 1650/QĐ-BNN-KHCN ngày 11 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ngày phê duyệt: ngày 22 tháng 6 năm 2018 tại thành phố Hồ Chí Minh

 

Kết quả nghiên cứu:

            Đề tài đã đánh giá tình hình sản xuất, sơ chế, bảo quản và thị trường xuất khẩu quả thanh long Việt Nam sang thị trường Trung Quốc và một số thị trường tiềm năng khác (Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, New Zealand…). Về mặt khoa học, đề tài cũng đã xác định được thông số xử lý thanh long bằng phương pháp hơi nước bão hòa tại 46,5 độ C trong 40 phút; và bằng phương pháp hóa lý kết hợp ngâm axit xitric 0,1M (pH 3,5), ngâm CaCl2 0,5%, ngâm Na2S2O5 0,25% ở 50 độ C trong 12 phút cho kết quả về cảm quan, dinh dưỡng cao hơn thanh long ở các nghiệm thức khác.

            Đề tài nghiên cứu thực nghiệm đa yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian bảo quản quả thanh long sau thu hoạch. Kết quả tối ưu hóa cho thấy sử dụng màng LDPE độ dày 0,03mm để bao gói thanh long với tỷ lệ diện tích màng bao bì/khối lượng quả bằng 1,96cm2/g là phù hợp nhất. Xác định được kết quả tối ưu hóa cho chế độ bao gói MAP chủ động tối ưu cho bảo quản thanh long là nhiệt độ 4 độ C, nồng độ khí oxy 3,77%, nồng độ khí cacbonic 5,84%. Xác định được bao MAP có OTR: 3.13cc/m2, WVTR 5.05g/m2.ngày với độ dày 0,07mm và tỷ lệ diện tích bề mặt/khối lượng quả: 2,0cm2/g cho thanh long đạt chất lượng cảm quan và dinh dưỡng tốt hơn bao LDPE dày 0,03mm trong điều kiện thực nghiệm sản xuất tại cơ sở ứng dụng.

            Thiết kế và chế tạo hệ thống thiết bị thuộc dây chuyền sơ chế, xử lý và bảo quản quả thanh long xuất khẩu, quy mô 50 tấn/ngày. Sản xuất thử nghiệm quy trình công nghệ nói trên phục vụ nội tiêu và xuất khẩu cho thấy thanh long sau 35 ngày (xuất khẩu sang các thị trường phổ thông), sau 42 ngày (xuất khẩu sang thị trường tiềm năng) bảo quản lạnh ở 4 độ C cho chất lượng cảm quan và dinh dưỡng tốt.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT20185484 -90)