Nghiên cứu chế biến và sử dụng rong mơ làm thức ăn chăn nuôi
13/07/17 02:59PM
Chăn nuôi

Tên đề tài: Nghiên cứu chế biến và sử dụng rong mơ làm thức ăn chăn nuôi

Tổ chức chủ trì: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Việt Phương

Các cá nhân tham gia đề tài: PGS.TS. Tôn Thất Sơn, PGS. Bùi Quang Tuấn, TS. Nguyễn Thị Tuyết Lê, TS. Bùi Văn Định, TS. Phạm Thị Lam Hồng, ThS. Nguyễn Hữu Cường, KS. Lê Huy Thương, CN. Hoàng Thu Hiền

Thời gian thực hiện: 1/2014-6/2016

Kinh phí thực hiện: 570 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 3717/QĐ-BNN-KHCN ngày 09 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 11 tháng 10 năm 2016 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Nghiên cứu cho thấy bột rong mơ có hàm lượng protein thô và lipit thô ở mức thấp (protein 4,03% và lipit 0,1%) nhưng hàm lượng khoáng tổng số lại khá cao 35,56% với hàm lượng canxi là 2,01%. Ngoài ra hàm lượng axit amin serine và các nguyên tố khoáng vi lượng sắt, đồng, mangan, kẽm và iot trong rong mơ rất cao. Hàm lượng caroten và xanthophyll tổng số trong bột rong mơ là 452,27 và 1590,40 ppm).

Sử dụng phương pháp sấy rong mơ bằng luồng hơi nóng 65oC hay sử dụng phương pháp hỗn hợp phơi-sấy để giúp bảo quản tốt nhất caroten và xanthophyll. Sử dụng bao PP đóng gói, hút chân không, hàn kín có thể bảo toàn 88,2% carotene và 83,6% xathophyll của bột rong mơ sau 180 ngày bảo quản.

Sử dụng bột rong mơ trong khẩu phần thức ăn của gà không làm ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận, tỷ lệ nuôi sống của gà và có xu hướng ảnh hưởng tích cực đến sinh trưởng, khối lượng cơ thể của gà ở 14 tuần tuổi. Và với tỉ lệ 4% bột rong mơ trong khẩu phần cho gà sinh trưởng mang lại hiệu quả cao nhất và có ảnh hưởng tích cực đến màu sắc của da gà, màu vàng da. Sử dụng bột rong mơ trong khẩu phần của gà đẻ có xu hướng làm tăng tỷ lệ đẻ, sử dụng với tỷ lệ 5% cho chỉ tiêu này cao nhất và có xu hướng làm giảm tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng; ảnh hưởng tích cực tới các chỉ tiêu chất lượng trứng, màu lòng đỏ tăng từ 9,47 lên 11,33, độ dày vỏ trứng tăng từ 0,346mm lên 0,349mm. Sử dụng 4% bột rong mơ trong thức ăn đã ảnh hưởng tích cực đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn ở lợn con giai đoạn từ sau cai sữa đến 30kg nhưng không ảnh hưởng đến thu nhận thức ăn.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20175203-04)