Nghiên cứu chọn giống cao su thích hợp cho các tỉnh Trung Bộ và miền núi phía Bắc
15/09/17 10:57AM
Lâm nghiệp

Tên đề tài: Nghiên cứu chọn giống cao su thích hợp cho các tỉnh Trung Bộ và miền núi phía Bắc

Tổ chức chủ trì: Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Mậu Túy

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Vũ Văn Trường, ThS. Lê Hoàng Ngọc Anh, CN. Lê Đình Vinh, CN. Nguyễn Thị Thảo, TS. Trần Thanh, CN. Vũ Văn Chiến, ThS. Phạm Hải Dương, TS. Lại Văn Lâm

Thời gian thực hiện: 1/2011-12/2015

Kinh phí thực hiện: 3.444,575833 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 2868/QĐ-BNN-KHCN ngày 12 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 09 tháng 8 năm 2016 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Thực hiện công việc chăm sóc, duy trì 2 vườn lai hoa tại Lai Khê (xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương) gồm LH6 và LH8; thiết lập vườn lai hoa mới LHLK13 tại Lai Khê năm 2013. Từ 2011-2015 đã thu được 2.562 con lai nhân tạo từ 55 dòng mẹ với 31 dòng bố và 12.763 con lai tự do từ 66 dòng mẹ.

Đánh giá giống lai mới trên 07 thí nghiệm tuyển non tại Lai Khê (TNLK08, TNLK09, TNLK10, TNLK11, TNLK12, TNLK13 và TNLK14). Các thí nghiệm này đã được đánh giá về các chỉ tiêu nông học như sinh trưởng, sản lượng, bệnh hại và các đặc tính khác. Đánh giá 5 thí nghiệm tuyển non tại Lai Khê (TNLK08, TNLK09, TNLK10, và TNLK12) đã gạn lọc được 376 dòng vô tính có thành tích xuất sắc về sinh trưởng, sản lượng và đa dạng hóa nguồn di truyền.

Đã xây dựng 5 vườn tuyển non tại Lai Khê từ các con lai qua các vụ lai 2010-2014 (1ha/năm). Thiết lập 3 thí nghiệm đánh giá khả năng chịu rét từ cây lai tự do tại các vùng phi truyền thống.

Kết quả đánh giá trên các thí nghiệm sơ tuyển cho thấy: các dòng vô tính chọn lọc đạt năng suất khởi đầu cao, cao nhất vượt 3 tấn/ha/năm ở vùng thuận lợi, đặc biệt dòng vô tính RRIV 209 có thể đạt 4 tấn/ha/năm ở năm cạo đầu tiên trên mặt cạo thứ 2 (BO-2); một số dòng vô tính có khả năng thích ứng với nhiều vùng;nhiều dòng vô tính mới có khả năng sinh trưởng khỏe, đặc tính chống chịu bệnh hại đặc trưng ở từng vùng có điều kiện khác nhau. Thiết lập hệ thống thí nghiệm sơ tuyển với nhiều giống mới ở các vùng khác nhau.

Ban hành cơ cấu giống cao su khuyến cao giai đoạn 2016-2020 cho các vùng trồng cao su khác nhau. Danh sách giống trong cơ cấu giống 2016-2020 đã bổ sung 16 giống chọn lọc. Công nhận các giống cao su mới do Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam tạo tuyển gồm RRIV 206, RRIV 209, RRIV 230, RRIV 231) và giống nhập nội IAN 873. Các giống này đã được công nhận giống cao su mới vùng Bắc Trung bộ và miền núi phía Bắc.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20175242-43)