Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật gây trồng cây Tô hạp Điện Biên (Altingia siamensis Craib) cung cấp gỗ lớn cho các tỉnh miền núi phía Bắc
06/02/23 11:20AM
Chủ đề: Lâm nghiệp

Tên đề tài: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật gây trồng cây Tô hạp Điện Biên (Altingia siamensis Craib) cung cấp gỗ lớn cho các tỉnh miền núi phía Bắc

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Văn Hùng

Các cá nhân tham gia đề tài: TS. Đinh Công Trình; TS. Hà Văn Tiệp; ThS. Vũ Văn Tuân; ThS. Lò Thị Kiều; KS. Lê Anh Thanh; KS. Nguyễn Duy Khánh; KS. Bùi Minh Hiếu; KS. Nguyễn Thị Hương Ly

Thời gian thực hiện: 2020-2021

Kinh phí thực hiện: 400 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 517/QĐ/KHLN-KH ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Nghiệm thu: ngày 26 tháng 02 năm 2022 tại Hà Nội

Kết quả nghiên cứu:

Kết quả nghiên cứu cho thấy Tô hạp điện biên phân bố tự nhiên ở nơi đất ẩm, ven hồ xã Pá khoang, tập trung ở độ cao từ 900m đến dưới 1000m so với mực nước biển, độ dốc từ 15o – 19 o; Tô hạp điện biên chiếm ưu thế trong các trạng thái rừng với hệ số IV% dao động từ 8,7 – 16,8%; Tô hạp điện biên xuất hiện ở cả 3 tầng tán với số lượng ít và phần lớn các cây tập trung ở tầng tán chính. Trong rừng tự nhiên thường bắt gặp Tô hạp điện biên cùng các loài Dẻ mũi mác, Chẹo tía, Dẻ gai lá bạc.

Đề tài đã tuyển chọn 30 cây trội Tô hạp điện biên từ rừng trồng (trồng năm 2009) đảm bảo theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8755:2017. Và xây dựng kỹ thuật tạo cây con Tô hạp điện biên từ hạt thông qua 02 nghiên cứu nhân giống là nghiên cứu kỹ thuật xử lý hạt giống, nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đên sinh trưởng của cây con ở giai đoạn vườn ươm. Bố trí 02 công thức thí nghiệm trồng rừng: trồng rừng nơi đất trồng và trồng làm giàu rừng theo đám, mỗi thí nghiệm 0,6 ha. Ở các thí nghiệm cho kết quả tỷ lệ sống đạt từ 93-94,5%, tăng trưởng bình quân chung/năm về chỉ tiêu đường kính đạt từ 0,71cm đến 1,58 cm; tăng trưởng bình quân chung/năm về chỉ tiêu chiều cao vút ngọn đạt từ 0,7m đến 1,11m.

Đề tài cũng bước đầu đánh giá loài cây Tô hạp điện biên sinh trưởng khá nhanh và là cây tiềm năng có thể nghiên cứu mở rộng trồng rừng gỗ lớn cho các tỉnh miền núi phía Bắc. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng 01 hướng dẫn kỹ thuật nhân giống Tô hạp điện biên bằng hạt.

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20226528/GGN 22-06-060)