Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng cây gỗ lớn mọc nhanh trên một số vùng sinh thái trọng điểm
27/05/20 02:30PM
Lâm nghiệp

Tên đề tài: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng cây gỗ lớn mọc nhanh (Thanh thất - Ailanthus triphysa Alston và Chiêu liêu nước - Terminalia calamansanai Rolfe) trên một số vùng sinh thái trọng điểm

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Thế Dũng

Các cá nhân tham gia đề tài: Nguyễn Thanh Minh, ThS. Phạm Văn Bốn, ThS. Nguyễn Văn Thiết, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, ThS. Nguyễn Anh Tuấn, ThS. Đỗ Thị Ngọc Hà, Ninh Văn Tuấn, KS. Nguyễn Văn Chiến, CN. Phạm Thụy Nhật Truyền

Thời gian thực hiện: 1/2014-12/2018

Kinh phí thực hiện: 4.400 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 1215/QĐ-BNN-TCLN ngày 12 tháng 4 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ngày nghiệm thu: ngày 15 tháng 7 năm 2019 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

            Điều tra bổ sung đặc điểm lâm học của cây Thanh thất và cây Chiêu liêu cho thấy cả hai loài cây đều có phân bố rộng, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, có thể trồng thuần loài hoặc hỗn giao với các loài cây khác và làm giàu rừng. Căn cứ kết quả khảo nghiệm trên 3 vùng sinh thái trọng điểm của Thanh thất và Chiêu liêu có thể đề xuất 3 xuất xứ sử dụng tốt đó là: xuất xứ Đồng Nai, Tây Ninh và Gia Lai. Cả hai loài cây đều có thể nhân giống bằng kỹ thuật giâm hom, sử dụng phân bón, xác định mật độ trồng, kỹ thuật tỉa thưa, trồng hỗn giao, kỹ thuật chăm sóc rừng… đều có thể làm tăng sinh trưởng rừng trồng Thanh thất và Chiêu liêu.

            Về khả năng cung cấp gỗ lớn, đối với Thanh thất năng suất rừng trồng bình quân sau 10 năm đều lớn hơn 15m3/ha/năm; đối với Chiêu liêu nước tăng trường đường kính bình quân/năm đều > 1,5 cm/năm và chiều cao H > 1,3 m/năm. Tỷ lệ cây có đường kính D1.3>15 cm tham gia vào tính trữ lượng rừng hơn 88,41% (với cây Thanh Thất), còn với cây Chiêu liêu 35,4-46,9%. Có thể sử dụng gỗ Thanh thất và Chiêu liêu cho nhiều mục đích khác nhau, từ làm gỗ dán lạng đến đồ gia dụng. Riêng gỗ Chiêu liêu có khả năng chịu lực để đóng tàu thuyền.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20195788-90)