Nghiên cứu chọn, nhân giống và kỹ thuật gây trồng Giổi xanh và Re gừng
16/08/16 10:37AM
Chủ đề: Lâm nghiệp

Tên đề tài: Nghiên cứu chọn, nhân giống và kỹ thuật gây trồng Giổi xanh và Re gừng

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Đức Kiên

Các cá nhân tham đề tài: TS. Hà Huy Thịnh, ThS. Đoàn Thị Mai, ThS. Nguyễn Đình Hải, TS. Mai Trung Kiên, TS. Phan Văn Thắng, TS. Trần Lâm Đồng, TS. Ngô Văn Cầm

Thời gian thực hiện: 01/2008-12/2012

Kinh phí thực hiện: 2.200 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 210/QĐ-TCLN-KH&HTQT  ngày 17 tháng 5 năm 2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp

Ngày phê duyệt: Họp ngày 27 tháng 5 năm 2013 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Nghiên cứu cho thấy không có sự sai khác rõ rệt về sinh trưởng của Giổi xanh và Re gừng giữa các phương thức trồng thuần loài và hỗn loài với các loài cây bản địa khác. Phương thức trồng xen Giổi xanh và Re gừng với Keo lai hoặc Keo tai tượng tốt nhất là theo băng hoặc theo hàng. Cụ thể là: hỗn giao theo băng: sinh trưởng ở băng chặt/băng chừa theo tỷ lệ 20m/20m tốt hơn ở băng chặt/băng chừa theo tỷ lệ 10m/10m; hỗn giao theo hàng: khoảng cách giữa các hàng Keo và Giổi hoặc Re tối thiểu là 4m. Luân kỳ keo không quá 7-8 năm để không ảnh hưởng quá trình đến sinh trưởng và phát triển của cây bản địa.

Trong các mô hình trồng làm giàu theo rạch dưới tán rừng tự nhiên, rạch trồng cần mở rộng từ 10-15m để mở rộng không gian dinh dưỡng của cây tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20164952-53)