Nghiên cứu chọn tạo giống dâu, tằm thích hợp cho các vùng sản xuất trọng điểm
11/05/17 04:26PM
Trồng trọt

Tên đề tài: Nghiên cứu chọn tạo giống dâu, tằm thích hợp cho các vùng sản xuất trọng điểm

Tổ chức chủ trì: Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Quang Tú

Các cá nhân tham gia đề tài: TS. Nguyễn Thị Đảm, ThS. Lê Hồng Vân, ThS. Nguyễn Thị Min, ThS. Phạm Tuấn Nho, ThS. Nguyễn Trung Kiên, KS. Nguyễn Thị Hương, ThS. Nguyễn Thị Nhài, TS. Nguyễn Mậu Tuấn, TS. Lê Quý Tùy

Thời gian thực hiện: 1/2011-12/2015

Kinh phí thực hiện: 4.300 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 1192/QĐ-BNN-KHCN ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 29 tháng 5 năm 2016 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã thu thập, duy trì và tạo được nguồn vật liệu khởi đầu phong phú. Tiến hành đánh giá các đặc tính nông sinh học và tính kháng bệnh làm cơ sở cho công tác chọn tạo giống dâu, tằm năng suất chất lượng cao.

Trong 5 năm, đề tài đã chọn tạo được 3 giống dâu (GQ2, TBL-03, TBL-05), 4 giống tằm tốt (BT1218, VNT1, RVTB, LĐ9) cho các tỉnh miền Bắc, miền Trung đạt năng suất tốt, chất lượng cao. Các giống mới trên đã được đưa ra sản xuất rộng trong quá trình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Ngoài ra từ nguồn vật liệu mới đã được các cơ quan ban ngành, lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương và bà con nông dân trong vùng đánh giá cao

Đề tài xây dựng 5 quy trình kỹ thuật nuôi, trồng các giống mới chọn tạo. Các quy trình này được nghiệm thu kèm với quyết định công nhận giống. Đồng thời lai tạo và chọn ra được tổ hợp 6 tổ hợp dâu lai mới có triển vọng bao gồm TH3, TH4, TH6, TH10, TH12, TH13 cho các tỉnh miền Bắc, giống dâu lai DT3 trồng bằng hom và 6 tổ hợp lai F1 cho Tây Nguyên. Đã chọn được một giống tằm lai lưỡng hệ AV86 và 9 tổ hợp lai có triển vọng thích hợp cho vụ xuân thu và 8 tổ hợp lai kén vàng cho vụ hè ở miền Bắc, miền Trung; 01 cặp lai lưỡng hệ TN1236 và 10 tổ hợp lai tằm lưỡng hệ có nhiều triển vọng tại Tây Nguyên. Thực tế đã xây dựng 3 mô hình trồng dâu giống mới, 4 mô hình nuôi giống tằm mới để giới thiệu quảng bá giống mới nhằm thay thế một phần các giống cũ năng suất thấp.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20175146-47)