Nghiên cứu chọn tạo giống lúa chịu phèn, ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt cho vùng Đồng Tháp Mười
06/07/18 02:39PM
Trồng trọt

Tên đề tài: Nghiên cứu chọn tạo giống lúa chịu phèn, ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt cho vùng Đồng Tháp Mười

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Viết Cường

Các cá nhân tham gia đề tài: Hoàng Văn Bằng, Nguyễn Thị Giang, Nguyễn Thị Hới, Trần Thị Diễm Phượng, Lý Thị Thu Hồng, Hồ Thị Châu, Lê Thị Kim Loan.

Thời gian thực hiện: 6/2012-12/2016

Kinh phí thực hiện: 2.372,99 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 1736/QĐ-BNN-KHCN ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 04  tháng 6 năm 2017 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài thu thập 36 giống lúa làm nguồn vật liệu để lai tạo. Tổng số tổ hợp lai thành công là 79 trong đó có 60 tổ hợp lai đơn và 19 tổ hợp lai BC. Các tổ hợp lai đã tạo ra được 3944 hạt lai.

Nghiên cứu đã chọn lọc khoảng 785 dòng, trong đó 175 dòng từ kết quả lai BC và 610 dòng lai đơn. Các dòng lai đơn đến thế hệ F­(8-9) là các dòng có độ thuần khá tốt, ổn định. Qua đánh giá, tuyển chọn đã có nhiều dòng triển vọng được xác định để đưa vào so sánh sơ khởi, hậu kỳ. Nổi bật trong số đó là: ĐTM 1-122, ĐTM 4-233, ĐTM 14-539, ĐTM 1-234, ĐTM 14-5466, ĐTM 1-1734….

Tìm ra  3 giống lúa mới được Hội đồng cấp Bộ công nhận, trong đó 2 giống được công nhận giống sản xuất thử là ĐTM 17-1, ĐTM 14-258 và 1 giống được công nhận chính thức là giống ĐTM 16. Các giống này đều có năng suất trung bình đạt được chỉ tiêu ngắn ngày (90-100 ngày), năng suất đạt và vượt 60 tạ/ha vụ đông xuân, 50 tạ/ha vụ hè thu, chịu phèn, nhiễm nhẹ rầy nâu, đạo ôn, hàm lượng amylase trung bình, hạt gạo thon dài, bạc bụng thấp. Xây dựng 3 quy trình kỹ thuật cho 3 giống lúa ĐTM 17-1, ĐTM 14-258, ĐTM 16 và đã được Hội đồng cấp cơ sở ra quyết định công nhận.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20175274)