Nghiên cứu chọn tạo giống lúa thơm, chịu mặn, chất lượng cao cho vùng đồng bằng sông Cửu Long
08/08/19 01:48PM
Trồng trọt

Tên đề tài: Nghiên cứu chọn tạo giống lúa thơm, chịu mặn, chất lượng cao cho vùng đồng bằng sông Cửu Long

Tổ chức chủ trì: Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Vũ Hải

Các cá nhân tham gia đề tài: PGS. TS. Trần Thị Cúc Hòa, TS. Chu Văn Hách, Cố TS. Phạm Trung Nghĩa, TS. Nguyễn Trung Tiền, TS. Ngô Đình Thức, ThS. Trần Như Ngọc, KS. Lâm Thái Duy, KS. Hồ Thị Huỳnh Như, KS. Phạm Thị Hường

Thời gian thực hiện: 3/2013-12/2017

Kinh phí thực hiện: 5.000 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định 2086/QĐ-BNN-KHCN ngày 05 tháng 06 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày phê duyệt: ngày 25 tháng 06 năm 2018 tại Tp. Hồ Chí Minh

 

Kết quả nghiên cứu:

Bằng phương pháp lai hữu tính, nuôi cấy túi phấn, nuôi cấy mô hạt gạo và đột biến phóng xạ đã tạo nguồn vật liệu phong phú cho công tác chọn tạo dòng phân ly qua các thế hệ, từ đó chọn dòng triển vọng. Các dòng triển vọng được đánh giá về tính chịu mặn, tính kháng rầy nâu và đạo ôn, và phẩm chất gạo.

Các dòng/giống triển vọng tạo chọn từ đề tài đã được khảo nghiệm qua các cấp gồm khảo nghiệm hậu kỳ 141 dòng/giống triển vọng và khảo nghiệm quốc gia 13 dòng/giống triển vọng, gồm: OM9921, OM18, OM232, OM36, OM240, OM256, OM231, OM384, OM230, OM242, OM238, OM241 và OM428.

Trên cơ sở kết quả của khảo nghiệm quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công nhận 03 giống lúa mới được chọn tạo từ đề tài này đưa vào sản xuất gồm OM9221 được công nhận giống quốc gia; và hai giống OM18 và OM232 được công nhận giống sản xuất thử (đang chuẩn bị xin công nhận giống quốc gia). Các giống lúa mới đáp ứng các mục tiêu đề ra, sau khi được công nhận đã được các địa phương tiếp nhận đưa vào sản xuất, đem lại hiệu quả rõ rệt về sản xuất, kinh tế và xã hội.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20195511)