Nghiên cứu chọn tạo giống ớt cay lai F1 phục vụ nội tiêu và xuất khẩu cho các tỉnh phía Bắc
13/07/17 02:41PM
Trồng trọt

Tên đề tài: Nghiên cứu chọn tạo giống ớt cay lai F1 phục vụ nội tiêu và xuất khẩu cho các tỉnh phía Bắc

Tổ chức chủ trì: Viện Nghiên cứu Rau quả       

Cơ quan chủ quản: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đặng Hiệp Hòa

Các cá nhân tham gia đề tài: GS. TS. Trần Khắc Thi, TS. Tô Thị Thu Hà, ThS. Nguyễn Thị Liên Hương, ThS. Nguyễn Xuân Điệp, ThS. Nguyễn Thị Hiền, ThS. Trương Văn Nghiệp, KS. Nguyễn Trung Dũng, TS. Trần Ngọc Hùng, TS. Hà Viết Cường

Thời gian thực hiện: 1/2011-12/2015

Kinh phí thực hiện: 2.450 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 1730/QĐ-BNN-KHCN ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 23 tháng 5 năm 2016 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã thu thập bổ sung được 69 mẫu giống ớt cay từ nguồn trong và ngoài nước. Từ nguồn vật liệu khởi đầu thu thập, bằng các phương pháp tạo dòng thuần truyền thống đề tài đã tiến hành phân lập và chọn lọc bổ sung vào tập đoàn giống ớt của Viện được trên 500 dòng thuần ưu tú thế hệ I6, I7.

Đề tài cũng thu thập và phân lập được nguồn nấm P. capsici thuần để làm nguồn lây bệnh nhân tạo. Kết quả lây nhiễm nhân tạo đã xác định được các dòng, giống có tính kháng bệnh P. capsici là AV24, AV27, AV29, P7 và P21 với tỉ lệ cây sống sót sau 8 tuần lây bệnh đạt > 90%

Đề tài đã lai tạo được 3 giống ớt ưu thế lai F1 với các đặc điểm ưu việt. Giống GL1-1 cây sinh trưởng và phát triển khỏe, thời gian sinh trưởng từ 165-170 ngày, chín sớm và thu hoạch tập trung, chất lượng quả đạt tiêu chuẩn cho xuất khẩu. Giống GL1-10 cây sinh trưởng và phát triển tốt, lá dày, xanh đậm, sinh trưởng 155-160 ngày, chím sớm và thu thoạch tập trung, chất lượng quả tốt. Giống GL1-6 cây sinh trưởng và phát triển tốt, thời gian sinh trưởng từ 170-175 ngày, hình thức quả phù hợp ăn tươi và chế biến sấy khô xuất khẩu.

Nghiên cứu xây dựng 3 quy trình thâm canh cho các giống mới chọn tạo. Các quy trình này đã được nghiệm thu cấp cơ sở và trình diễn thâm canh giống ớt mới tại Tân Liên, Vĩnh Bảo, Hải Phòng vả Quang Thịnh, Lạng Giang, Bắc Giang quy mô 0,5-1,0ha cho mỗi điểm với năng suất cao, chất lượng tốt. Đề tài xây dựng 3 quy trình sản xuất hạt lai cho các giống mới và đã được nghiệm thu cấp cơ sở. Nghiên cứu xây dựng 3 mô hình trình diễn sản xuất hạt lai các giống ớt mới tại Viện nghiên cứu Rau quả quy mô 1000m2/giống, năng suất và chất lượng hạt lai tương đương giống nhập nội.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20175191)