Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống thanh long phục vụ xuất khẩu tại các tỉnh phía Nam
31/12/20 09:11AM
Trồng trọt

Tên đề tài: Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống thanh long phục vụ xuất khẩu tại các tỉnh phía Nam

Tổ chức chủ trì: Viện Cây ăn quả miền Nam-Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Văn Hòa

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Nguyễn Thành Hiếu, TS. Trần Thị Oanh Yến, TS. Nguyễn Ngọc Thi, ThS. Nguyễn Nhật Trường, TS. Trần Thị Mỹ Hạnh, ThS. Đặng Thị Kim Uyên, ThS. Huỳnh Thanh Lộc, ThS. Nguyễn Văn Sơn, KS. Đoàn Thị Cẩm Hồng

Thời gian thực hiện: 5/2014-06/2019

Kinh phí thực hiện: 5.200 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 495/QĐ-BNN-KHCN ngày 18 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ngày nghiệm thu: Ngày 12 tháng 03 năm 2020 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã lai tạo 02 giống thanh long ruột trắng LĐ-1 và LĐ-18 có các đặc tính nổi bật như: khả năng cho quả sớm sau 6-8 tháng trồng, thời gian ra hoa trong năm sớm hơn 01-02 tháng và kết thúc muộn hơn 1 tháng so với giống thanh long trắng trồng tại các địa phương. Giống thanh long ruột trắng LĐ-1 được Cục Trồng trọt công nhận đặc cách giống cây trồng nông nghiệp mới theo QĐ 3 QĐ-BNN-TT ngày 31/12/2019 và giống thanh long ruột trắng LĐ-18 được Cục Trồng trọt công nhận cho sản xuất thử giống cây trồng nông nghiệp theo QĐ 1 QĐ-BNN-TT ngày 31/12/2019.

Xác định tác nhân gây hại và nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý tổng hợp bệnh vàng bẹ rám cành (tác nhân phi sinh học: nhiệt độ cao; tác nhân sinh học/thứ cấp: Bipolaris crustacea và nấm Fusarium equiseti), rỉ sắt (Bipolaris cactivora), thán thư (Colletotrichum gloeosporioides, C. truncatum) và bọ trĩ (Thrips palmi).

Xây dựng quy trình quản lý cây trồng tổng hợp áp dụng nhiều kỹ thuật mới trên mô hình diện rộng đã giúp nâng cao năng suất (tăng 10,60%), chất lượng trái và sức khỏe cây, giảm chi phí sản xuất, thu nhập của người dân tăng 10,03%. Các kỹ thuật này chưa từng được đề cập chính thức trước đây.

Xây dựng 3 mô hình đạt chứng nhận VietGAP tại 3 tỉnh Tiền Giang với quy mô 24,4 ha; Long An 26,1 ha và Bình Thuận 81,08 ha. Năng suất ở các mô hình đạt bình quân 46,33 tấn ha năm và liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp.

Xây dựng 01 mô hình sản xuất thanh long đạt chứng nhận hữu cơ USDA/NOP (1ha) (Tiền Giang) và quy trình hướng dẫn sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn hữu cơ (công nhận cấp cơ sở).

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20205964)