Nghiên cứu chức năng gen quy định phát triển bộ rễ lúa, phục vụ chọn tạo giống lúa chịu hạn bằng công nghệ gen
15/02/19 03:18PM
Trồng trọt

Tên dự án: Nghiên cứu chức năng gen quy định phát triển bộ rễ lúa, phục vụ chọn tạo giống lúa chịu hạn bằng công nghệ gen

Thuộc chương trình: Trọng điểm và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020

Tổ chức chủ trì: Viện Di truyền nông nghiệp

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm dự án: TS. Mai Đức Chung

Các cá nhân tham gia dự án: GS.TS. Đỗ Năng Vịnh, TS. Hoàng Thị Giang, TS. Tô Thị Mai Hương, ThS. Phùng Thị Phương Nhung, ThS. Lê Thị Loan, ThS. Trương Thị Minh Huệ, ThS. Nguyễn Thị Huế, ThS. Nguyễn Thị Thơm, ThS. Nguyễn Diệu Thu

Thời gian thực hiện: 01/2012-12/2015

Kinh phí thực hiện: 3.050 triệu đồng

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã phân lập cDNA, thiết kế được vector và biến nạp thành công 7 gen CR có khả năng liên quan đến sự phát triển bộ rễ vào giống lúa crl1 và TC65. Phân lập và thiết kế thành công 6 vector biểu hiện mang promoter của các gen CR; phân lập và thiết kế được vector biểu hiện của 8 promoter có khả năng cảm ứng hạn. Các cấu trúc gen đã được biến nạp thành công vào giống lúa mô hình Nipponbare.

Từ tập đoàn giống lúa Việt Nam và quốc tế, nghiên cứu đã thu thập và tuyển chọn một bộ sưu tập gồm 185 giống lúa có khả năng sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện thí nghiệm, độ thuần cao, mức độ đa dạng di truyền lớn phục vụ nghiên cứu. Từ đó, xây dựng và ứng dụng thành công quy trình đánh giá cấu trúc bộ rễ và khả năng kháng hạn của các giống nghiên cứu. Từ đó xây dựng bộ dữ liệu về cấu trúc bộ rễ, khả năng chịu hạn của các giống nghiên cứu. Đây là cơ sở dữ liệu cho các nhà chọn tạo giống lựa chọn các giống có kiểu hình tương phản để tiến hành các phép lai giữa các giống ưu tú được lựa chọn.

Đề tài xây dựng một bộ dữ liệu genotyping với 25.971 marker cho chỉ số đa hình (PIC) bến động từ 1% đến 50%, chỉ số đa hình trung bình là 32.0%. Đồng thời xác định mức độ đa dạng và mối quan hệ gần gũi di truyền của các giống lúa trong top đoàn nghiên cứu với hai loài phụ Indica (114 giống), Japonica (62 giống). Và xác định 66 markers cho toàn bộ top đoàn nghiên cứu, 20 markers cho nhóm loài phụ Indica và 26 markers cho nhóm loài phụ Japonica có sự sai khác ở mức P-value ≤ 1E-04, tương đương với số QTLs đã được xác định. Bên cạnh đó còn xác định được tổng số 889 gen nằm trong khoảng +/-25 kb kể từ vị trí của marker, trong đó có 407 gen đã được xác định chức năng. Xác định có 1 alen gây nên sự biến đổi của protein dẫn tới việc hình thành ít rễ thứ cấp.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- 2018-23.pdf)