Nghiên cứu công nghệ bảo quản lạnh trứng, phôi tôm sú và cá tra
22/02/18 03:17PM
Thủy sản

Tên đề tài: Nghiên cứu công nghệ bảo quản lạnh trứng, phôi tôm sú và cá tra

Thuộc chương trình công nghệ sinh học nông nghiêp, thủy sản

Tổ chức chủ trì: Viện Công nghệ Sinh học

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Bùi Xuân Nguyên

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Nguyễn Thị Nhung, TS. Nguyễn Thị Ước, TS. Nguyễn Chí Thuận, TS. Nguyễn Hoàng Uyên, KS Hà Thị Ngọc Nga, ThS. Nguyễn Thị Hồng, CN. Nguyễn Thị Hiệp, CN. Hoàng Nhật Sơn, ThS. Trương Văn Thưởng, TS. Nguyễn Văn Hạnh.

Thời gian thực hiện: 1/2009-6/2014

Kinh phí thực hiện: 2.366 triệu đồng

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã nghiên cứu khảo sát đặc điểm sinh học lạnh cơ bản của trứng, phôi tôm sú và cá tra như mức độ thẩm tích qua màng, khả năng khử nước, khả năng chống chịu các nhiệt độ thấp, phản ứng với các chất chống đông, các phương pháp đông lạnh chậm và đông lạnh nhanh. Phôi tôm sú và cá tra ở giai đoạn 8-10 giờ đến 20 giờ sau thụ tinh thể hiện khả năng khử nước an toàn trong môi trường sucrose 0,5-2M. Phôi và ấu trùng tôm sú và ca nhạy cảm và phản ứng khác nhau với nhiệt độ thấp. Tìm hiểu phôi và ấu trùng tôm sú và cá tra chống chịu với các chất chống đông riêng lẻ theo thứ tự Methnol, Ethylene glycol, Propanediol, DMSO, Glycerol.

Xử lý kết hợp các tổ hợp chất chống đông; khử nước và nhiệt độ thấp có tác động  phối hợp dương tính đối với việc duy trì cấu trúc và tỷ lệ sống của phôi và ấu trùng tôm sú và cá tra. Các phương pháp đông lạnh chậm với các toorh ợp chất chống đông và các chương trình hạ nhiệt khác nhau đều không đáp ứng yêu cầu bảo quản phôi và ấu trùng tôm sú và cá tra ở -165oC trong nitơ lỏng. Đông lạnh nhanh và đông lạnh cực nhanh cho phép thu nhận phôi và ấu trùng sống, có cấu trúc nguyên vẹn sau giải đông.

So với phôi và ấu trùng, tôm sú và cá tra ở các giai đoạn chuẩn bị thành thục và thành thục đều nhạy cảm hơn với tác động khử nước; nhiệt độ thấp và chất chống đông và dễ bị  phá hủy cấu trúc khi đông lạnh ở dạng tế bào độc lập. Nghiên cứu được phương pháp đông lạnh cực nhanh cho phép thu được trứng tôm sú và cá tra sống nguyên vẹn sau giải đông, song chưa duy trì được khả năng tiếp thục phân chia và phát triển của trứng.

Xây dựng quy trình bảo quản lạnh với các chỉ định kỹ thuật cho phép: phục vụ bảo quản ngắn hạn phôi và ấu trùng tôm sú và cá tra ở các nhiệt độ thấp 0 oC; -20 oC; -50 oC. Kiểm định xét nghiệm mầm bệnh WSSV, YHV; IHHNV và CCV trước và sau bảo quản. Nghiên cứu cải tiến quy trình để bảo quản phôi và ấu trùng dài hạn trong nitơ lỏng.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-CSDLsố)