Nghiên cứu công nghệ sản xuất gỗ khối (Multilaminar Block) chất lượng cao từ gỗ keo
13/11/19 08:36AM
Lâm nghiệp

Tên đề tài: Nghiên cứu công nghệ sản xuất gỗ khối (Multilaminar Block) chất lượng cao từ gỗ keo

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Quang Trung

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Hà Tiến Mạnh, ThS. Phạm Thị Thanh Miền, TS. Nguyễn Tử Kim, TS. Nguyễn Thị Phượng, ThS. Đặng Đức Việt, ThS. Nguyễn Thị Trịnh, ThS. Vũ Đình Thịnh, ThS. Nguyễn Xuân Quyền, ThS. Đỗ Thị Hoài Thanh

Thời gian thực hiện: 1/2016-12/2018

Kinh phí thực hiện: 3.000 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định 889/QĐ-BNN-KHCN ngày 18 tháng 03 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày phê duyệt: ngày 18 tháng 04 năm 2019 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

            Đề tài đã khảo sát thực trạng chất lượng gỗ tròn, ván bóc và ván dán tại các cơ sở sản xuất. Tiến hành nghiên cứu lựa chọn các thông số công nghệ tạo ván bóc chất lượng cao, nghiên cứu lựa chọn các loại chất kết dính và cấu trúc lớp cho sản phẩm gỗ khối. Đề tài đã xây dựng được “Quy trình công nghệ tạo sản phẩm gỗ khối (Multilaminar Block) từ ván bóc gỗ keo rừng trồng đường kính nhỏ”.

Nghiên cứu đã thiết kế và xây dựng 1 mô hình sản xuất gỗ khối từ gỗ keo rừng trồng quy mô 500m3/năm tại hai cơ sở sản xuất. Trên mô hình này, đề tài đã đánh giá và đề xuất phương án xử lý ô nhiễm môi trường tại khu vực sản xuất đã được thực hiện. Đề tài đã khảo nghiệm thông số công nghệ trên mô hình và sản xuất 30m3 sản phẩm gỗ khối dạng tấm từ gỗ keo phục vụ đóng đồ mộc nội và ngoại thất.

Nghiên cứu cho thấy sản phẩm gỗ ghép khối mang lại giá trị cao hơn cho gỗ keo rừng trồng so với các sản phẩm khác như ván dán, gỗ xẻ, dăm gỗ. Giá trị gia tăng của nguyên liệu làm gỗ khối sẽ là 500%, tương đương với ván dán và cao hơn tối thiểu 70% so với sản xuất dăm gỗ và gỗ xẻ. Sản phẩm gỗ khối có chất lượng và tính thẩm mỹ cao, hiện đại, giá thành hợp lý hơn nên hoàn toàn có thể thay thế được một số loài gỗ và các loại ván nhân tạo đang nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước hiện nay.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20195687-90)