Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thủy lợi kết hợp nông nghiệp để ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn tại các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng
10/01/19 10:09AM
Thủy lợi

Tên đề tài: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thủy lợi kết hợp nông nghiệp để ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn tại các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng  (mã số đề tài: ĐTĐL.2011/G31)

Tổ chức chủ trì: Viện Nước tưới tiêu và môi trường 

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 

Chủ nhiệm đề tài: TS. Vũ Thế Hải 

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Đào Kim Lưu, ThS. Nguyễn Xuân Lâm, PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương, ThS. Đặng Thị Hà Giang, TS. Lê Viết Sơn, ThS. Ngô Huy Kiên, ThS. Nguyễn Thị Kim Dung, ThS. Nguyễn Phương Hà, ThS. Nguyễn Thị Hương Giang  

Thời gian thực hiện: 6/2011-12/2014

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu từ đó đã đánh giá được hiện trạng và nguyên nhân của hiện tượng hạn hán và xâm nhập mặn, từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý và ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn cho các tỉnh ven biển ven biển vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) gồm Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình. Kết quả nghiên cứu đã xác định được tình hình hạn hán và xâm nhập mặn xảy ra thường xuyên ở các tỉnh vùng nghiên cứu và xảy ra chủ yếu vào vụ xuân. Nguyên nhân gây ra hạn hán và xâm nhập mặn gồm có nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nguyên nhân khách quan là do biến đổi khí hậu, suy giảm lượng mưa, suy giảm dòng chảy và nước biển dâng. Nguyên nhân chủ quan là do các hoạt động của con người tác động làm thay đổi chế độ dòng chảy, suy giảm chất lượng nước, gia tăng sử dụng nước và mức bảo đảm cấp nước, hệ thống công trình cấp nước bị xuống cấp, năng lực quản lý hạn hán còn yếu. Trong đó, nguyên nhân chính vẫn là sự suy giảm dòng chảy đến các hồ chứa lớn thượng lưu và vận hành phát điện của hệ thống hồ này làm suy giảm dòng chảy về hạ du.

Để hạn chế các tác động của hạn hán và xâm nhập mặn ở các tỉnh ven biển vùng ĐBSH cần phải áp dụng tổng thể các biện pháp công trình và phi công trình, các biện pháp trước mắt và lâu dài. Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản và hệ thống cấp thoát nước riêng biệt. Giải pháp thủy lợi kết hợp nông nghiệp ứng phó với hạn hán được thực hiện tại xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình với quy mô 82ha đất trồng lúa và 54ha đất nuôi trồng thủy sản.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- gp TL.pdf)