Nghiên cứu đề xuất chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất-tiêu thụ sản phẩm trong trồng trọt, lâm nghiệp và thủy sản
09/07/18 09:14AM
Chính sách nông nghiệp

Tên đề tài: Nghiên cứu đề xuất chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất-tiêu thụ sản phẩm trong trồng trọt, lâm nghiệp và thủy sản

Tổ chức chủ trì: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Lê Hữu Ảnh

Các cá nhân tham gia đề tài: PGS. TS. Trần Hữu Cường, TS. Nguyễn Quốc Chỉnh, TS. Nguyễn Thị Thủy, PGS. TS. Nguyễn Văn Song, TS. Chu Thị Kim Loan, TS. Đỗ Quang Giám, TS. Bùi Thị Nga, TS. Nguyễn Quốc Oánh, PGS. TS. Bùi Văn Trịnh.

Thời gian thực hiện: 1/2016-6/2017

Kinh phí thực hiện: 1.600 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 3419/QĐ-BNN-KHCN ngày 17 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 06 tháng 10 năm 2017 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Nghiên cứu đưa ra các điểm chủ yếu về cơ sở lý luận về hợp tác và liên kết. Hợp tác và liên kết gắn bó với nhau theo các hình thức đa dạng, phong phú của thực tiễn tùy mức độ phát triển của các quan hệ. Trong điều kiện Việt Nam, chính sách (công) gắn liền với đường lối, chủ trương lãnh đạo của Đảng. Văn bản thể hiện chính sách bao gồm các định hướng từ các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ (trung ương và địa phương).

Đề tài chỉ ra mức độ hợp tác trong các ngành hàng nghiên cứu rất yếu ở khâu sản xuất: số hợp tác xã quá ít, quy mô rất nhỏ, không tạo được vai trò đầu mối cho liên kết giữa hộ với doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở khâu chế biến-xuất khẩu của các ngành hàng này đều đã hình thành được kiểu hợp tác có quốc gia với vai trò chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước (Hiệp hội ngành hàng quốc gia). Các mô hình hợp đồng sản xuất giữa chế biến với hộ nông dân chủ yếu ở kiểu phi liên kết (không chính thức) qua thương nhân. Phân tích tài chính các chuỗi ngành hàng cho thấy các hộ có quan hệ hợp tác/ liên kết đều đã đạt được khả năng nhất định về năng lực tài chính (đều có đầu tư để có chi phí tạo giá trị gia tăng) là do hộp hoặc thấy lợi ích của đầu tư hoặc do được sử đầu tư doanh nghiệp trong liên kết. Về thực trạng các chính sách liên quan đến hợp tác và liên kết trong các ngành hàng ngày càng hoàn thiện qua quá trình sửa đổi.

Nhìn trên phương diện chính sách và giải pháp, nông nghiệp Việt Nam đã được định hướng phát triển 30 năm qua theo sát các chủ trương đổi mới kinh té. Hợp tác và liên kết trong kinh tế nói chung, trong nông nghiệp nói riêng đã có kết quả phát triển đáng kể.

Kiến nghị hai thành phần liên quan đến phân bổ nguồn lực trong hợp tác và liên kết và tăng hiệu quả, tăng hiệu lực thực thi chính sách giải pháp phát triển hợp tác và liên kết với 8 nội dung (giải quyết xung đột giữa các mục tiêu chính sách; tăng cường ngăn lực thực thi thị trường qua hợp tác và liên kết sản xuất-tiêu thụ trong các ngành hàng nông nghiệp; tiếp tục từng bước giải quyết các vấn đề chinh sách đất đai; thu hút đầu tư và phát triển công nghệ; giải quyết lao động nông thôn và nghiên cứu đổi mới trong nông nghiệp; cải thiện thể chế về hợp tác và liên kết; phát triển bển vững trong hợp tác và liên kết; hoàn thiện công cụ bảo đảm và hỗ trợ trong hợp tác và liên kết) nhằm phát triển hợp tác, liên kết sản xuất-tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đề tài đề xuất hoàn thiện, bổ sung chính sách  hợp tác, liên kết trong trồng trọt, lâm nghiệp và thủy sản của các ngành hàng đã nghiên cứu

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20175293-94)